2021/04/11

BỨC THƯ CỦA ÔNG ĐẠI SỨ MỸ TỐ CÁO GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP


Như tin trước đó từ trang website của Giáo phận Hà Tĩnh cho biết: "Hôm nay, ngày 19 tháng 03 năm 2021, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:

Đức thánh cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P. từ nhiệm sứ vụ Giám mục Chính toà Giáo phận Hà Tĩnh; đồng thời, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục hiệu tòa Catrum và đang là Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Tĩnh “trống tòa và theo ý Toà Thánh” (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis)". 


Ông Đại sứ Mỹ, Giám mục Nguyễn Thái Hợp và bức thư chúc mừng, cảm ơn được nói đến (Nguồn: FB). 

Và chỉ cần đúng 6 ngày sau đó, ông Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Daniel J. Kritenbrink đã có thư chúc mừng gửi tới Giám mục Nguyễn Thái Hợp. Toàn văn bức thư như sau: "Kính thưa Giám mục Hợp:

Thay mặt Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến ngài nhân dịp ngài về hưu.

Nhiều năm qua, ngài đã tiếp đón tôi và nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ đến giáo phận Hà Tĩnh và Vinh trong tinh thần hợp tác gần gũi và chia sẻ quan điểm cởi mở, thẳng thắn. Tôi trân trọng tình bạn với ngài và những cuộc thảo luận hiệu quả mà chúng ta đã có với nhau trong nhiều năm qua. Thành quả phụng sự và lãnh đạo mục vụ của ngài, cùng sự hỗ trợ kiên quyết cho tự do tôn giáo và nhân quyền của ngài đã lay động cuộc sống của nhiều người.

Giờ đây ngài nghỉ ngơi sau một sự nghiệp phụng sự lâu dài, tôi xin chúc ngài hưởng thời gian hưu trí an lành và hạnh phúc.

Trân trọng,
Daniel J. Kritenbrink". 

Và cũng đáng nói, đáng lưu tâm khi những dòng tái bút cuối cùng, vị đại sứ này còn viết thêm: "Tái bút (viết tay): Xin chúc mừng ông bạn của tôi! Tôi sẽ nhớ về ông!".

Chân dung Giám mục Nguyễn Thái Hợp (Nguồn: fb). 

Theo dõi bức thư nhiều người sẽ dễ dàng nhận ra thứ tình cảm đặc biệt của ông Đại sứ Mỹ dành cho vị Giám mục sinh năm 1945 gốc Nghệ An mới nghỉ hưu này. Những dòng viết thêm phần "tái bút" cho thấy rõ hơn phần nào tình cảm và mối quan hệ đặc biệt đó. 

Và từ những cảm nhận ban đầu đó, lục lọi vào quá khứ và theo dõi kỹ hơn những diễn biến xảy ra khi một Đức Giám mục tại VN nghỉ hưu, chúng ta mới thấy, không nhiều Giám mục có được cái vinh dự như Giám mục Nguyễn Thái Hợp. 

Vinh dự vì đây là lần đầu tiên một Giám mục (sau 1975) nghỉ hưu mà được ông Đại sứ của một cường quốc như nước Mỹ có thư chúc mừng và cảm ơn. 

Nước Mỹ là một cường quốc lớn của thế giới và bản tính thực dụng dạy cho họ nên làm cái gì, không nên làm cái gì và làm trong bối cảnh nào. Hiểu được điều đó để thấy, không phải ngẫu nhiên, họ (Đại sứ quán Mỹ) lại có bức thư trên, dù họ biết rằng, khi được công khai nó sẽ ít nhiều gây ra những hiệu ứng ngược. Nhưng họ vẫn làm... và vì thế chắc chắn giữa họ (nói chung là nước Mỹ) với Giám mục Nguyễn Thái Hợp có một mối thâm tình, một mối quan hệ mà không phải một người VN, thậm chí công dân của một nước khác mới có được! 

Chính điều đó khiến không ít người trong chúng ta phải tò mò và cố gắng đi tìm những đáp án với tư cách là lí do có sự thâm tình, bền chắc đến độ đó giữa ĐSQ Mỹ với Giám mục Nguyễn Thái Hợp. 

Và trong bối cảnh bức thư không đề cập đến, ông Đại sứ và Giám mục Nguyễn Thái Hợp không chia sẻ thì lí do này xem chừng khó mà giải mã cho được. Nhưng rồi, trong vô vàn những thông tin có được về mối quan hệ này, chúng ta sẽ phải xem xét lại những điều được nói ra, cứ liệu trong bài viết ra đời khá sớm, ngay những thời điểm đầu khi Tòa thánh bổ nhiệm ông (Nguyễn Thái Hợp) làm Giám mục Giáo phận Vinh: "Từ năm 1989 đến năm 1994, ông ta kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bartolomé de Las Casas tại Lima, Péru. Trong thời gian này, ông ta còn tham gia giảng dạy và tham dự Hội nghị Thiên chúa giáo tại nhiều nước châu Mỹ Latinh như Brazil, Colombia, Costa Rica, Venezuela, Bolivia, Cộng hòa Dominicana… Năm 1994, ông ta được phong Tiến sĩ danh dự về Thần học luân lý tại Phân khoa Thần học Đức Mẹ Lên Trời ở São Paulo, Brazil.Năm 1995 ghi một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Thái Hợp. Từ Brazil, ông ta được đưa sang Mỹ qua ngả Canada để dự một khóa học ngắn hạn về “đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền” và phương thức tiến hành “cách mạng sắc màu” do Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ (National Endowment for Democracy- NED) và Quỹ phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Quỹ này đảm nhận phần hoạt động hợp pháp bên ngoài của các chiến dịch bí mật của CIA. Bắt đầu từ đây, Nguyễn Thái Hợp được sử dụng như một con bài chính trị trong mưu toan thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam mà CIA thực hiện như một phần tiếp theo của kế hoạch hậu chiến sau khi Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh thất bại và buộc phải chuyển đổi thành Việt Nam Canh tân cách mạng đảng (tức Việt Tân).

Tuy nhiên, CIA không vội đưa Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam. Để che giấu tung tích về thời gian 1 năm được huấn luyện tại Mỹ, trong 8 năm từ 1996 đến 2000, Nguyễn Thái Hợp được bố trí giảng dạy tại Phân khoa Xã hội học thuộc Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô, Roma, một phân khoa bổ trợ bình thường ít được chú ý như các phân khoa triết học và thần học.

Năm 2000, Nguyễn Thái Hợp về Việt Nam nhưng không giữ chức sắc nào trong giới Thiên Chúa giáo Việt Nam. Ông ta giấu mình trong một vỏ bọc khi giữ chức Giám đốc học vụ của Trường dòng Đa Minh Việt Nam và là thành viên của Ủy ban Giáo lý đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Nguyễn Thái Hợp đã tham gia nhiều hoạt động xã hội nhằm gây lòng tin trong dư luận người dân theo Thiên chúa giáo. Ông ta thành lập và hướng đạo Nhóm Đức tin và Văn hóa, một tổ chức hoạt động bất hợp pháp. Ông ta cũng mở lớp “Thần học giáo dân” trái phép vào năm 2000. cả hai tổ chức này đều nằm ngoài khuôn khổ hoạt động của Giáo hội Việt Nam, không được Nhà nước cấp phép. Ông ta cũng tổ chức Lễ Hội Giáng Sinh của các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; lập Phòng khám từ thiện Mai Khôi để chăm sóc và chữa trị những người có HIV/AIDS; thường xuyên tổ chức các chuyến khám bệnh cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa và vùng cao" (Xem thêm: http://thuongdan.com/tieu-su-nguyen-thai-hop-giam-muc-giao-phan-vinh.html). 

Và trong khi chưa có thêm bất cứ cứ liệu nào xác đáng, thuyết phục hơn thì đó có thể xem là lời lí giải xác đáng hơn cả. Nó cũng phù hợp với những sự bất thường và khó hiểu trong quan hệ giữa Đại sứ quán Mỹ với một vị Giám mục mới nghỉ hưu, người mà lẽ ra theo lẽ thường, họ (người Mỹ) có thể "bỏ rơi" hoặc im lặng mãi mãi. 

Bức thư vì thế có thể xem là một sự tri ân của người Mỹ dành cho vị Giám mục "cộng rắn cắn gà nhà" này! 

An Chiến

No comments:

Post a Comment