Thông rất nhanh con crawfish.
Crawfish (hay crayfish) nghĩa là cá bùn, Annam mình gọi là con tôm hùm đất, hiện đang bị bộ canh nông Đông Lào cấm cửa vì là loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm, gây hại cho mùa màng và hệ sinh thái của nước ta.
Con này gốc ở vùng Louisiana nước Mỹ (dạng như miền Tây của Đông Lào ta, chuyên trồng lúa, bông, đậu nành, bú diệu và chửi Yankee), nó là sinh vật bản địa đồng thời là thức ăn truyền thống, người Louisiana đi kênh rạch bằng thuyền đánh bằng vó y như Annam đơm tép, kiếm một con cá làm mồi thả xuống cùng vài cái vó là được bữa nhậu ngon lành. Đây là loài thuỷ sinh, đào hang, khi lên bờ thì khả năng di chuyển chỉ ngang với Đại Biểu Quốc Hội tính giá điện, nên không đến mức dễ lây lan như ốc bươu vàng khi trước, trừ khi mưa lụt làm tràn bờ ở các vùng chiêm trũng.
Đương nhiên ở Mỹ nó là sinh vật bản địa, thì đéo thể có hại, kể cả nó có là loài xâm lấn thì các loài nạn nhân của nó cũng đã bị nó làm tuyệt chủng từ rất lâu trước đó, nên về cơ bản những con/cây còn sống sót có nghĩa là crawfish không thể tiêu diệt được, thế thôi. Lấy ví dụ Louisiana ra để nói con này không hại là vớ vẩn đéo có căn cứ gì về khoa học và đéo hiểu ngay cả cái common sense của sự đời.
Về tác hại với môi trường sinh thái, giáo sư Nguyễn Lân Bươu Vàng đã nói rõ rồi, mình không nhắc lại nữa, cơ mà thực ra cũng không đến nỗi hại quá đâu, nhưng thôi ở đây mình bàn góc độ kinh tế của nuôi con crawfish, xem có nên nuôi, hay không.
Nhiều bạn lấy ví dụ Trung Hoa nuôi rất thành công, tạo nên một ngành nghề 40 tỉ USD úi chà chà. Trước hết Trung Hoa không còn lựa chọn nào khác cả, người Nhật mang nó sang từ hơn nửa thế kỷ trước, đéo giết hết được dù thử vài lần thì phải sống chung với lũ, thế thôi. Dần dần nó thành sinh vật chiếm ưu thế (vì các con cạnh tranh bị ăn hết mẹ nó rồi), nên người Trung Hoa mới dùng làm thức ăn. Nói chung con này rất bẩn, toàn bùn là bùn, trước khi ăn phải xịt nước áp lực vỡ mồm hoặc lấy bàn chải mà kì, được cái màu đỏ tươi bắt mắt kéo lại, thế thôi chứ kẻ già này ăn rồi thấy cũng chả có đéo gì đặc biệt.
Người Trung Hoa có truyền thống thèm tôm. Annam mình thèm thịt bò như nào, thì người Tàu thèm tôm y như vậy. Các nhà hàng mấy tỉnh ven biển Việt Nam mà bên lữ hành báo sắp có đoàn khách Trung Hoa thì xác định đếm số mồm x 10kg tôm biển để chuẩn bị. Người Trung Hoa ăn tôm tính bằng thùng xốp chứ không tính đĩa. Biển bên Tàu rất lạnh, không thích hợp nuôi tôm, nên người Tàu ám ảnh với các con giáp xác, bất kể tôm sông hồ ao ruộng đều rất dễ bán. Crawfish bán tốt ở Trung Hoa nhờ yếu tố này, chứ đéo phải vì thịt nó ngon lành hay bổ dưỡng. Về chất lượng thịt, con này đéo bao giờ so được với tôm rảo, tôm sú hay tôm đá của Annam nói luôn cho nhanh.
Vấn đề nữa đó là sản lượng thịt thương phẩm thực tế của con này cực thấp, năng suất tính theo kg thì cao nhưng hỡi ôi trừ khi là nuôi lấy vỏ ăn cho dễ mọc sừng thì được, còn thịt thì đéo có đâu. Một con nặng cỡ 50g thì chỉ được khoảng 5g thịt, phần nặng nhất là lớp vỏ kitin, nhì là nước, phần thịt chỉ được một mẩu như quả ớt chỉ thiên.
Ngoại hình vật vã của con này khiến các anh Annam chảy dãi chứ thực tế đôi càng rất to nhưng rỗng 100% đéo hề có tí thịt nào, muốn cắn ngập răng thì 2 ông phải nhậu tầm 1 yến crawfish mới đủ no, nên đừng hy vọng nó giúp ích nhiều trong cải thiện bữa ăn ở nông thôn.
Chốt lại là cũng đéo thần kỳ gì con của nợ này đâu, hại tới mức thảm hoạ thì chưa hẳn nhưng chắc chắn có ảnh hưởng sinh thái nếu nó tràn ra môi trường, đéo cho nuôi là hoàn toàn hợp lý.
Ngành tôm Annam sống nhờ xuất khẩu, các anh chị nghĩ con crawfish này nước mình có nuôi được năng suất ngang người Mỹ hay Tàu không? Nuôi xong làm đông lạnh xuất khẩu có cạnh tranh được với crawfish tươi sống giãy đành đạch của nước họ không? Định mang sở đoản ra đấu với sở trường của thiên hạ, hay sao???
Ảnh: Phần thịt thực tế của con crawfish, dù kích thước rất khủng nhưng phần thịt ăn được thậm chí đéo bằng được 1/2 cái càng to tổ bố, thì nuôi để tế cụ chúng mày, hay sao?
Nuôi con gì cũng phải có kinh tế mới nuôi chúng
ReplyDelete