Loa Phường
Trong tuần qua, dư luận phi chính thống đã có những phản ứng khá đa dạng trước phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, rằng Việt Nam từng “xâm lược” Campuchia khi truy kích Khmer Đỏ. Đa phần giới trí thức trẻ, cùng một số gương mặt chống đối, bất mãn có quan điểm dân tộc, đã ủng hộ cách nhìn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, hoặc cho rằng Việt Nam đã xâm lược Campuchia nhưng vì lý do chính đáng. Ngược lại, cánh chống đối cực đoan, có thiện cảm với chế độ VNCH – như Nguyễn Văn Đài, Phạm Nguyên Trường… – đã nghiêng hẳn về quan điểm của Singapore, đồng thời tận dụng cuộc tranh luận để tuyên truyền chống Nhà nước.
Cụ thể, trong nhóm dư luận hoàn toàn ủng hộ tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phạm Xuân Nguyên viết rằng “Quân đội Việt Nam đã đổ máu xương để giúp nhân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot và vững mạnh đủ sức tồn tại, phát triển, đó là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận và bác bỏ”. Để bảo vệ quan điểm này, một số cá nhân khác cũng thuật lại chuỗi diễn biến lịch sử dẫn đến quyết định của Việt Nam, hoặc ký ức của cư dân Việt Nam ở những vùng bị quân Khmer Đỏ tàn sát.
Trong nhóm dư luận nửa ủng hộ, nửa phản đối tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Lân Thắng cho rằng sau khi Khmer Đỏ xâm phạm lãnh thổ và tàn sát thường dân Việt Nam, tiến quân qua lãnh thổ Campuchia để tiêu diệt tận gốc Khmer Đỏ là một quyết định đúng đắn. Dù vậy, Thắng công kích việc quân đội Việt Nam tiếp tục đóng lại Campuchia một thời gian, cho rằng chính sách này xuất phát từ “óc kiêu ngạo Cộng sản, lấy bạo lực làm đường lối”, và rằng việc này đã khiến Việt Nam “ăn cấm vận suốt mấy chục năm, chịu điều tiếng với thế giới”.
Nhóm dư luận này bao gồm cả một bài phân tích dài của BBC. Trong bài, trác giả trích dẫn các nghiên cứu của 2 học giả Nicholas J. Wheeler và Gary Klintworth để đưa ra 3 nhận định. Thứ nhất, việc Việt Nam đưa quân vào lãnh thổ Campuchia để chống Khmer Đỏ là “hợp lý” và có tính chất “can thiệp nhân đạo”; bởi nó vừa phù hợp nhu cầu bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam (do Khmer Đỏ đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam nhiều lần), vừa phù hợp với lợi ích của người dân Campuchia (do cư dân ở “hàng trăm ngôi làng Campuchia” đã tỏ rõ sự vui mừng khi quân Việt Nam sang chống Khmer Đỏ). Thứ hai, trong khi luật pháp quốc tế quy định rằng động “can thiệp nhân đạo” phải đạt 3 tiêu chuẩn – là “không để nước khác bị mất đất, không thay đổi chế độ, và quân can thiệp phải rút ngay lập tức” – hành động của Việt Nam đạt tiêu chuẩn đầu tiên, nhưng không đạt hai tiêu chuẩn sau. Thứ ba, các nước tư bản “lên án” và “trừng phạt” hành động can thiệp của Việt Nam không chỉ vì Việt Nam phạm luật, mà còn vì bối cảnh “thù địch” của Chiến Tranh Lạnh” – khi Mỹ và các đồng minh xem hành vi của Việt Nam là một phần trong Chiến tranh Lạnh, ASEAN sợ Việt Nam nuôi dưỡng tham vọng “bá chủ khu vực” sau khi can thiệp vào Campuchia, còn các nước trung lập lo ngại Việt Nam vi phạm luật quốc tế. Trong hai lý do vừa nêu, bối cảnh “thù địch” có tầm quan trọng lớn hơn hẳn, bởi các nước phương Tây không hề lên tiếng khi Mỹ xâm chiếm và lật đổ chính phủ Grenada năm 1983, hoặc Tanzania xâm chiếm và lật đổ chính phủ Uganda vào cùng năm, dù Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết rằng những hành động này “vi phạm trắng trợn luật quốc tế”.
Nhóm dư luận phản bác toàn bộ tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam chủ yếu đưa ra 2 thông điệp.
Thứ nhất, họ viện dẫn các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc vào thời điểm đó để khẳng định rằng Việt Nam đã thật sự xâm lược Campuchia và bị “thế giới” lên án về việc này.
Thứ hai, họ công kích rằng báo chí chính thống đang che giấu việc Khmer Đỏ là đảng Cộng sản Khmer, và tiến hành tàn sát dân thường nhằm mục đích “thanh lọc giai cấp”.
Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng báo chí chính thống và các fanpage ủng hộ Nhà nước đã phản ứng với phát ngôn của Thủ tướng Singapore một cách quá “bạo lực” và “cực đoan”, “không khác gì thời Chiến Tranh Lạnh”. Những ý kiến này xuất phát từ cả cánh trung lập lẫn cánh chống đối.
Trong khi đó, diễn đàn VOZ bình luận về vụ việc một cách hài hước như sau:
Như vậy, trong các nhóm dư luận, nhóm đồng ý, hoặc đồng ý một phần với phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xem xét vấn đề một cách toàn diện hơn, và đưa ra nhiều dẫn chứng hơn.
Bên cạnh đó, cũng không nên vội nói rằng báo chí chính thống Việt Nam đang che giấu một sự thật, rằng Khmer Đỏ "có tên thật là Đảng Cộng sản Campuchia". Ngày 07/01/2014, website Đài Tiếng nói Việt Nam đã đăng một bài viết dài về lịch sử của "Đảng Cộng sản Campuchia", thường được biết đến dưới cái tên "Khmer Đỏ". Bài này cho biết "đến năm 1981, nhóm Khmer Đỏ đã chính thức tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, và tự đổi tên từ Đảng Cộng sản Campuchia thành Đảng Campuchia Dân chủ". Nếu giới “dân chửi” không đánh đồng Khmer Đỏ với nền dân chủ vì cái tên này, họ cũng không nên vội đánh đồng Khmer Đỏ với các đảng Cộng sản khác, vốn không đồng ý với các phương thức cực đoan của Khmer Đỏ.
Thủ tướng của một nước mà có cái nhìn thiển cận không thể chấp nhận được; Việt Nam cần một lời xin lỗi của ông Lý Hiển Long
ReplyDelete