2019/06/12

CAMPUCHIA: BÀI HỌC NHÂN QUYỀN MÀ MỸ VÀ EU MUỐN PHỦ NHẬN

Sau hơn 40 năm xóa sổ chế độ diệt chủng Polpot, nhiều câu chuyện cảm động luôn được nhắc lại trong khoảng thời gian chế độ tàn độc này lộng hành trên mảnh đất Campuchia, một trong số đó là vấn đề nhân quyền, tính nhân đạo qua lời kể của chính những người may mắn thoát khỏi nạ diệt chủng năm 1979.
CAMPUCHIA: BÀI HỌC NHÂN QUYỀN MÀ MỸ VÀ EU MUỐN PHỦ NHẬN
Một trong hàng vạn hố chôn xác người tập thể do Polpot sát hại

Khi nạn diệt chủng Khmer Đỏ hoành hành cướp đi hàng triệu sinh mạng vô tội, chính quyền và người dân Campuchia đã gửi lời kêu cứu đến Liên Hợp quốc, đến Mỹ, đến EU và đến bất cứ địa chỉ nào có thể cứu giúp được họ. Người dân Campuchia đã đặt niềm tin vào những kẻ luôn miệng tự hào về thành tích nhân quyền, luôn sử dụng bạo lực để tiêu diệt những hành vi xâm phạm đến quyền con người. Ấy vậy mà nạn diệt chủng tàn bạo, công khai như vậy tại Campuchia thì không một quốc gia tư bản nào hé nửa lời huống chi là đưa quân đội đến để cứu giúp.
Thay vào đó, nước láng giềng Việt Nam vốn chưa thoát khỏi sự tàn phá của chiến tranh lại tình nguyện đưa quân đội sang Campuchia để đập tan chế độ Polpot, giúp đất nước Campuchia thoát khỏi sự diệt vong, đồng thời còn duy trì lực lượng quân đội trong suốt 10 năm để trợ giúp chính phủ Campuchia xây dựng lại đất nước. Nếu thế giới và người Campuchia nhìn nhận tiềm lực của Việt Nam vào thời điểm năm 1979 thì sẽ thấy rõ sự hy sinh của đất nước Việt Nam dành cho người bạn láng giềng lớn đến mức nào. Thời điểm đó Việt Nam vẫn còn rất nghèo, lực lượng quân đội mới củng cố lại sau chiến tranh, quân đội đưa sang Campuchia chủ yếu là quân tình nguyện, đặc biệt vào thời điểm năm 1979 khi Việt Nam dồn một lực lướng lớn quân đội sang Campuchia thì bị Trung Quốc đánh lén ở biên giới phía Bắc.
Trái ngược với Việt Nam, chưa bao giờ mà Mỹ và EU im lặng đến lạ thường như vậy, vấn đề nhân quyền không được đề cập đến trong bất cứ hoạt động nào, các cuộc thảm sát ở Campuchia được Mỹ bỏ mặc đến kỳ lạ. Có lẽ, khoảng thời gian 1970 đến 1980 là tội tẹ nhất trong lịch sử các nước Mỹ và EU khi vừa thất bại trong các cuộc chiến tranh xâm lược, vừa bỏ mặc các vấn đề nhân quyền vốn là lệnh bài xâm lược của các quốc gia lớn này.
Điều trái ngược với lịch sử là ngày nay một số kẻ vẫn ngang nhiên xuyên tạc việc Việt Nam đưa quân đội sang giúp Campuchia chống lại chế độ diệt chủng Polpot. Những kẻ rác rưởi này vẫn luôn tuyên truyền rằng Việt Nam đem quân đội xâm lược Campuchia hay chiếm đóng đất nước này trong thời gian dài. Nhưng hãy nhìn vào sự thật bởi lẽ chẳng có sự xâm lược nào khi chính nước chủ nhà lại kêu cứu, mời gọi sự vào cuộc của quân đội nước ngoài để giải thoát, cứu sống người dân Campuchia cả. Việt Nam đem quân đến Campuchia theo lời thỉnh cầu, bằng lòng nhân đạo và bẳng cả lòng yêu chuộng hòa bình.
Cho đến ngày nay, Mỹ và EU vẫn thường lảng tránh vấn đề Polpot ở Campuchia bởi lẽ không ai muốn nhắc đến thời kỳ đen tối của các nước đế quốc, thời kỳ mà họ xem thường vấn đề nhân quyền đến đỉnh điểm. Cho đến ngày này, thứ nhân quyền mà Mỹ và EU theo đuổi vẫn chỉ là ảo vọng, họ chỉ coi đó là thứ vũ khí xâm lược trong thời đại ngày nay.
Công Lý

1 comment:

  1. Mỹ chỉ mượn nhân quyền để thực hiện những toan tính của Mỹ; chứ hoàn toàn không thực sự vì nhân quyền

    ReplyDelete