Toạ Sơn
Tị nạn được hiểu là việc con người phải dời bỏ quê hương đất nước của mình sang sinh sống tại một vùng đất khác dưới các lý do khác nhau như chiến tranh, dịch bệnh hay do thảm họa môi trường. Tị nạn là điều mà không một người dân nào mong muốn vì bên cạnh việc phải rời bỏ quê hương bản quán thì đó còn là phải đối mặt với cuộc sống bấp bênh tại vùng đất mới. Gần đây nhất chúng ta có thể thấy rằng cuộc khủng hoảng tị nạn của dòng người di cư từ Syria, Bắc Phi và Trung Đông tràn vào lãnh thổ các nước Châu Âu bởi các cuộc nội chiến, cách mạng màu do chính các nước Phương Tây đem lại. Cuộc di cư này tiềm ẩn đầy rủi ro đối với người dân các nước này cũng như gây khó khăn về kinh tế, an ninh trật tự đối với các nước tiếp nhận dòng người tị nạn. Nhìn chung, chẳng ai muốn mình trở thành một thành viên trong các trại tị nạn tại Châu Âu cả nếu quê hương đất nước của họ yên bình như vốn có.
Ấy vậy mà, tại Việt Nam, một đất nước thanh bình, không có chiến tranh, cuộc sống của người dân chưa hẳn đã sung túc nhưng cũng không đến nỗi thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Một đất nước thống nhất, hòa bình, kinh tế phát triển không ngừng, là hình mẫu của nhiều quốc gia đang phát triển thì không ít con người lại muốn dời bỏ quê hương theo diện tị nạn chính trị. Đối với họ, Mỹ và các nước phương Tây luôn là thiên đường “dân chủ, nhân quyền” mà họ mong muốn tới và họ là những nhà rân chủ Việt. Để tìm cách đến với thiên đường này, không ít nhà rân chủ đã dày công tạo ra bảng thành tích ra tù vào tội cho mình để chính quyền Mỹ và các nước phương Tây cứu rỗi, can thiệp và tạo điều kiện cho các “tù nhân lương tâm” được đi sang định cư. Khi được sang định cư, các nhà rân chủ vui mừng khôn siết như thiên đường đã gọi đến tên mình. Và đã có nhiều nhà rân chủ đã thành công như Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Văn Hải (Hải Điều Cày), Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà… Thậm chí, ngay cả Trịnh Xuân Thanh, phạm tội hình sự liên quan đến tham nhũng cùng đã lân la làm quen với Bùi Thanh Hiếu (người buôn gió) nhằm dấn thân vào làng rân chủ, tìm kiếm cơ hội tỵ nạn tại Đức. Tuy nhiên, con đường tị nạn của các nhà rân chủ gần đây gặp nhiều trắc trở và không còn trải nhiều hoa hồng như trước nữa.
Trong một diễn biến mới nhất, ngày 26/3 vừa qua, chính quyền Đức đã tiến hành trục xuất một cách nhanh chóng đối với vợ chồng nhà rân chủ Nguyễn Quang Hồng Nhân về Việt Nam khi nhà rân chủ này đang tìm cách xin tị nạn tại Đức và Canada. Sự trục xuất nhanh gọn của chính quyền Đức đã làm không chỉ giới rân chủ Việt trong nước mà đám phản động lưu vong ngoài nước hoàn toàn bất ngờ. Bởi lẽ Đức là quốc gia duy nhất quy định quyền tị nạn của một công dân nước khác vào trong Hiến pháp của nước mình. Chẳng có lẽ sau chuyến thăm cuối tháng 2 của Ngoại trưởng Đức đến Việt Nam nhằm đề nghị khôi phục quan hệ đối tác chiến lược vốn bị tạm dừng do những bất đồng trong vụ Trịnh Xuân Thanh đầu thú đã tác động đến quyết định trục xuất vội vã này của chính quyền Đức. Hay còn nguyên nhân nào đó ẩn đằng sau quyết định này, một quyết định khiến các nhà rân chủ Việt hiểu rằng giờ đây chúng không còn thích là cứ xin được tị nạn nữa rồi.
Cũng cùng một diễn biến khác mà chúng ta có thể dẫn chứng, đó là nhà rân chủ Trương Duy Nhất dù phạm tội danh tham nhũng nhưng cũng lẻn cùng Bạch Hồng Quyền sang Thái Lan để xin tỵ nạn tại Văn phòng Cao ủy tỵ nạn của Liên Hợp Quốc. Nhưng xin tỵ nạn chưa thấy đâu thì Trương Duy Nhất đã yên vị trong trại giam T16 của Bộ Công an Việt Nam còn cảnh sát cư trú Thái Lan đang truy bắt Bạch Hồng Quyền để điều tra việc 2 “ông tướng” này nhập cảnh trái phép vào Thái Lan. Để giờ đây, Bạch Hồng Quyền đang trốn lủi thủi ở đâu đó trên đất Thái Lan, đưa ra lời kêu cứu nhưng xem ra không mấy tổ chức nhân quyền nào lại dám xen vào chuyện nội bộ của Thái Lan. Tôi tin rằng, Bạch Hồng Quyền cũng sớm bị bắt và trục xuất về nước để chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật do những tội lỗi của Quyền gây ra tại Việt Nam. Thế là giấc mơ tị nạn của Quyền cũng tan biến.
Hải Điếu Cày vui vẻ đón tiếp Tạ Phong Tần tại sân bay
Tuy nhiên, ngay cả những nhà rân chủ đã xin tị nạn thành công thì cuộc sống tị nạn cũng không hề dễ chịu như chúng từng suy nghĩ và mơ ước. Khi sang đến nơi, cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai các nhà rân chủ vì không ai rảnh nuôi báo cô các vị này mãi được. Thế là từ chuyện lọ tương, chai xì dầu cho đến nhưng tranh chấp cỡ nghìn đô được các vị rân chủ tung hết lên trên mạng. Điển hình như Hải Điều Cày và Tạ Phong Tần ôm nhau thắm thiết ở sân bay nhưng sau đó choảng nhau không thương tiếc trên mạng. Hay như nữ rân chủ Lê Thu Hà không chịu được cuộc sống tại Đức và những mâu thuận với Nguyễn Văn Đài mà cũng “lẻn” về Việt Nam cũng trong sự ngỡ ngàng của Đài và đồng bọn. Để rồi giải thích cho hành động của Hà, Đài vu ngay cho người cùng sát vai chiến đấu với mình là bị điên. Đúng là có điên, Hà mới theo còn đường rân chủ của Đài, có điên Hà mới bỏ quê hương để sang Đức với Đài để rồi giờ đây muốn quay về cũng không còn được nữa rồi. Và đó là khi tị nạn không còn như mơ.
Chắc hẳn những tấm gương của vô số rân chủ đi trước không đủ để cảnh tỉnh lứa rân chủ đi sau, khi tị nạn, tìm một thẻ xanh định cư bên Mỹ hay một nước trời Âu nào đó vẫn là ước mơ của không ít nhà rân chủ. Nhưng họ không biết rằng, họ đang dấn thân vào một con đường mà ai cũng muốn tránh.
Số phận của các nhà dân chủ cuội đều hẩm hiu hết
ReplyDelete