Loa Phường
Ngày 18/03/2019, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên 5 thành viên của tổ chức "Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết" - là Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung - các bản án trải từ 8 đến 15 năm tù, do phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự. Trong tuần qua, nhiều bộ phận của dư luận chống đối đã đồng loạt công kích phán quyết của tòa, ca ngợi các bị cáo, và tận dụng các diễn biến trong vụ việc để tuyên truyền chống Nhà nước.
Hướng tuyên truyền này được dẫn dắt bởi thân nhân của các bị cáo và nhóm luật sư bào chữa cho họ, mà tiêu biểu là Đặng Đình Mạnh.
Cụ thể, Mạnh dùng Facebook cá nhân và các bài phỏng vấn trên BBC, VOA để tung ra 3 lập luận bào chữa cho nhóm bị cáo. Thứ nhất, Mạnh cho rằng vì các tài liệu được dùng làm bằng chứng đều "vô danh, không ghi tên tuổi của ai", chúng không phải là chứng cứ vững chắc để kết tội. Thứ hai, Mạnh cho rằng vì lời khai của các bị cáo được thu thập khi không có luật sư, và các bị cáo nói họ "bị dùng nhục hình, đe dọa, bức cung", không thể dựa vào biên bản ghi lời khai để kết tội.
Ngoài ra, Mạnh khen rằng các bị cáo đã có "thái độ kiên cường, bất khuất", khi hô "đả đảo Cộng sản", "đả đảo phiên tòa" ngay trước tòa. Nhân đó, các cá nhân chống đối khác đồng loạt tận dụng thông tin mà Mạnh tung ra để tôn các bị cáo thành "anh hùng", đồng thời tuyên truyền chống Nhà nước.
Về phía thân nhân bị cáo, Lê Thị Thập, vợ Lưu Văn Vịnh, nói với BBC rằng Vịnh "không hề có ý lật đổ chính quyền". Thập cũng phàn nàn rằng gia đình bà đã bị "canh me, cản trở công việc làm ăn" nhiều lần từ khi Vịnh bị khởi tố.
Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến:
Thứ nhất, dù chỉ dùng cảm nhận thông thường, những người quan sát vụ việc cũng có thể nhận ra nhóm Lưu Văn Vịnh thật sự có ý định lật đổ chế độ. Chẳng hạn, ngay trong bản thông báo thành lập tổ chức, được soạn vào ngày 15/07/2016, nhóm này đã tuyên bố rằng họ hoạt động để "thống nhất toàn dân" cho "một hành động duy nhất", là "đòi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải trao trả toàn bộ quyền lực về tay nhân dân". Việc các bị cáo hô "đả đảo" trong phiên tòa cũng thể hiện rõ động cơ này của họ. Khi Đặng Đình Mạnh và Lê Thị Thập vừa ca ngợi khẩu hiệu "đả đảo" ("đánh đổ") của các bị cáo, vừa biện hộ rằng các bị cáo không có ý định lật đổ chế độ, họ đã nói dối không chớp mắt.
Thứ hai, nếu nhóm Lưu Văn Vịnh muốn tỏ ra "kiên cường, bất khuất", họ nên thừa nhận những việc mà mình đã làm. Dám làm mà không dám nhận khi tòa chưa tuyên án, rồi hô khẩu hiệu để lấy lòng ô dù nước ngoài khi án đã tuyên, thì không có gì đáng nể.
Thứ ba, nói gì thì nói, nhóm Lưu Văn Vịnh cũng là những gương mặt không mấy sáng sủa của giới "dân chửi" Việt Nam. Họ thiếu kiến thức chính trị nghiêm trọng, thể hiện qua việc họ yêu cầu "mọi việc hệ trọng của quốc gia, dân tộc đều phải trưng cầu dân ý". Họ tin vào những tin vịt như "Mật ước Thành Đô", chơi thân với những gương mặt tâm thần chính trị ở trong nước như Lê Anh Hùng, hoặc ở hải ngoại như "Tổng thống Chính phủ Việt Nam Cộng hoà Lưu vong" Nguyễn Thế Quang. Khi giới "dân chửi" phải phong hạng người như Lưu Văn Vịnh làm anh hùng, để tút lại khí thế "đấu tranh", thật đáng lo ngại cho tiền đồ của họ.
Tất cả những kẻ phản động phải bị ra trước vành móng ngựa
ReplyDelete