2019/02/17

Nhân dịp Annam xây chùa to, bàn nhẹ về đạo Phật.

Đạo Phật, nguyên thủy của nó ra đời ở vùng đất nóng thè lưỡi, vùng đất mà, như lời Will Durant, không làm gì chỉ thở thôi cũng đã mệt mỏi rồi, nên người ta chỉ ngồi không và trở thành triết gia. Người Ấn ăn chay, kể thần thoại và tranh luận triết học từ thời tiền Vệ Đà. Ấn Độ thậm chí có cả nữ triết gia từ vài nghìn năm trước khi phụ nữ Âu Mỹ được trao quyền bầu cử, các triết gia, aka lý sự viên, khi đó sống bằng nước bọt. Họ đi khắp các làng mạc Ấn Độ, tổ chức những cuộc đấu khẩu triết lý và thu vé như liveshow Sơn Tùng MTP.
Ảnh minh họa người dân Ấn Độ quê hương đạo Phật thực hành một nghi lễ linh thiêng bí ẩn bên bờ biển.

Nhưng Người Ấn Độ là một sắc dân bất lực trong tổ chức xã hội và vũ trang, một dúm người Aryan xâm lược và biến họ thành nô lệ mà không vấp phải sự trở ngại nào, trừ thời tiết, đó là lý do dân Nam Ấn vẫn thờ các vị thần và thực hành những tôn giáo cổ xưa của Ấn Độ vì người Aryan không chịu được khí hậu miền Nam nên chưa từng xâm lấn nơi đây. Chế độ đẳng cấp là do người Aryan dựng lên để tránh cho việc bị hòa huyết với lũ lười biếng bản địa vốn chỉ ngồi không, trong khi người Aryan là một dân tộc canh tác nông nghiệp tiên tiến (từ Aryan thực tế có nghĩa là lưỡi cày). 

Phật Tổ chính là một hậu duệ người Aryan, thuộc đẳng cấp cao trong xã hội. Tuy nhiên ý chí con người khó thắng nổi tự nhiên. Môi trường, khí hậu của Ấn Độ khiến người Aryan cũng trở nên lười biếng và hèn yếu như dân bản địa sau vài thế hệ, để rồi mất giang sơn vào tay người Hồi Giáo Mông-Thổ vốn thích ăn thịt, cưỡi ngựa và không kiêng sát sinh.

Phật giáo nguyên thủy là một tôn giáo phản tiến hóa, ít nhất ở góc độ kinh tế - xã hội. Thực tế suốt lịch sử từ xưa tới nay, nó chỉ bám rễ và phát triển cực thịnh ở những vùng đất nghèo đói, nóng bức hoặc lười biếng: Ấn Độ, Tây Tạng, Nepal, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào, Srilanka.. Tìm một người Do Thái yêu Hitler còn dễ hơn tìm một quốc gia theo đạo Phật mà văn minh, giàu mạnh.

Phật giáo khi lan sang Đông Á không còn là Phật giáo nguyên bản. Nhờ chữ Hán, truyền thống ăn đũa và rường cột văn hóa Khổng-Lão vốn đã quá ưu việt và không thể thay thế, nên người Đông Á mới đồng hóa được đạo Phật mà không phải ngược lại. Chùa ở Đông Á là nơi vãn cảnh, hái lộc, cầu duyên, và không bao giờ là chốn thờ tự độc thần. Giới tinh hoa Đông Á từ nghìn năm nay chỉ đọc Tứ Thư, Ngũ Kinh, Tam Quốc Chí, viết thư pháp và chơi cờ vây.

Quay lại vấn đề chùa chiền ở Annam ta, việc cãi nhau mang màu sắc tôn giáo là vô nghĩa nếu nhìn những chùa kỉ lục đó dưới góc độ kinh doanh du lịch tâm linh. Kẻ già này hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng các công trình hoành tráng để kinh doanh (miễn là có lãi), nhưng cực lực phản đối các nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tôn giáo theo hướng kéo Việt Nam về gần các quốc gia ăn bốc Đông Nam Á láng giềng. Việt Nam là một quốc gia Nho Giáo Đông Á thuần khiết, ngồi cùng mâm với người Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Người Việt nên vứt bỏ các ảo tưởng về Phật Giáo, thế tục hóa nó như cách người Hàn, Nhật đã làm để không cản trở tiến bộ xã hội.

Sùng Phật như nhà Lý, định đô vẫn phải xây Văn Miếu và Quốc Tử Giám trước tiên. Một quốc gia giàu mạnh và trường tồn phải nhờ giáo dục, vốn là đạo lý căn bản của Nho Học, chứ không bao giờ nhờ niềm tin tôn giáo - thứ luôn là công cụ nô dịch của giai cấp thống trị mà thôi.

"Hoa rơi cửa Phật", "Phật Tại Tâm" cho đến buông bỏ, an nhiên, vô thường, hạnh ngộ, chả hiểu sao mỗi khi các từ khóa này ngập phây búc, là kẻ già này lại giật thót mình lo cho vận mệnh quốc gia.


1 comment: