Loa Phường
Trong tuần qua, giới chống đối tiếp tục kêu ca rằng Facebook đã "thỏa hiệp" với Luật An ninh Mạng để "bịt miệng" họ. Cùng lúc đó, nhóm Hate Change tiếp tục kêu gọi cộng đồng thực hiện 2 hoạt động phản đối Luật An ninh Mạng, là trò chơi "Thử thách cứu net", và thành lập nhóm dịch các tài liệu "về tự do ngôn luận" trên Wikipedia.
Trong chủ đề thứ nhất, ngày 29/09/2018, ba nhà zân chủ mạng là Hoàng Dũng, Nguyễn Anh Tuấn và Lê Hoài Anh đã trả lời đài BBC tiếng Việt rằng "có khả năng Facebook đã thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam" để "bịt miệng" họ. Mỗi người trong số này bị gỡ bài hoặc khóa trang Facebook theo một phương thức khác nhau, tất cả đều dựa trên các "Điều khoản dịch vụ" của Facebook. Cụ thể, Hoàng Dũng thường bị report vì đăng tải các thông tin cá nhân, có tính riêng tư của người khác. Lê Hoài Anh bị 3 người ngoài friendlist đưa vào làm Admin của trang Facebook chuyên đăng ảnh ấu dâm, rồi report với Facebook để họ xử lý. Nguyễn Anh Tuấn cho biết có người đã hack tài khoản Facebook của một ca sĩ cùng tên với Tuấn, đăng lên đó một bức ảnh do chính Tuấn chụp, rồi tố Tuấn giả mạo ca sĩ đó.
Trong cuộc phỏng vấn, Lê Hoài Anh cho biết bà đã vận động chính giới nước ngoài phản đối Luật An ninh Mạng. Cụ thể, bà từng "nhờ nhiều người bạn bên Mỹ" soạn lá thư gửi Thượng nghị sĩ Marco Rubio, trước khi Giám đốc Facebook Sheryl Sandberg ra điều trần trước Thượng viện vào ngày 05/09. Ngày 24/09, bà tiếp tục viết một lá thư khác gửi đến văn phòng của ông Rubio.
Trong chủ đề thứ hai, ngày 02/09, trang Hate Change kêu gọi độc giả thực hiện "trò chơi" "Thử thách cứu net", rồi quay clip đăng lên mạng. Theo đó, người chơi sẽ vừa chu môi để giữ một tờ giấy ghi chữ "SAVE NET" không bị rơi xuống, vừa giơ tay lên đầu để tạo hình con mắt, rồi thi xem ai giữ tư thế ngớ ngẩn này được lâu hơn. Người chơi cũng phải "đăng video lên Facebook và thách ít nhất 3 người bạn tham gia" trò chơi này.
Hiện nay, clip kêu gọi mới chỉ có 559 lượt View và 15 lượt Like. Vì Ngọc Diệp, thành viên nhóm Hate Change liên tục share lời kêu gọi này lên 4 group Facebook, có thể thấy người phát động nó là Diệp.
Ngày 04/09, Diệp đăng lên Facebook cá nhân một video quay cảnh mình chu mỏ giữ chữ "SAVE NET", và "thách" 18 người bạn làm theo. Những người này gồm 3 thành phần: các thành viên nhóm Hate Change và Luật khoa Tạp chí, các "nghệ sĩ hậu hiện đại" có hoạt động tuyên truyền chống chế độ, và các "nhà hoạt động NGO" có liên quan đến Khóa học Mùa Thu về Phát triển của iSEE. Dù video này được 93 Like, 18 người bị "thách" chưa làm theo "trò chơi" của Diệp.
Ngày 03/09, Hate Change kêu gọi độc giả tham gia "nhóm dịch Wiki - SaveNet". Nhóm này chuyên dịch các tài liệu "về tự do ngôn luận" để đăng lên Wikipedia. Ở phần comment, Hate Change cho biết đã có người đăng ký tham gia nhóm dịch.
Như vậy, ngoài việc tuyên truyền chống Luật An ninh Mạng và quảng bá cho tín điều "tự do ngôn luận" của phương Tây, các hoạt động vừa nêu còn giúp nhóm Hate Change tìm kiếm “nhân sự tiềm năng”.
Phong trào đòi quyền tự do ngôn luận của nhóm Hate Change khiến chúng tôi nhớ đến một câu nói của nhà báo Mỹ Peter Parker: "Quyền lực càng lớn thì trách nhiệm càng lớn". Ở các nước Âu - Mỹ, quyền tự do ngôn luận phải gắn với các nguyên tắc chuẩn mực về nghiệp vụ báo chí và đạo đức truyền thông. Chẳng hạn, theo luật pháp Đức, thì việc đăng tải lên Internet các nội dung phỉ báng tổng thống, phỉ báng nhà nước, phỉ báng tôn giáo, các nội dung có tác động phá hoại trật tự công cộng, kích động hận thù... bị cho là phạm tội hình sự. Ngày 30/06/2017, Đức còn ban hành Đạo luật Chế tài Mạng (NetzDG), cho phép chính phủ yêu cầu các mạng xã hội phải gỡ bỏ các “nội dung trái luật” nêu trên, nếu không muốn bị phạt số tiền lên đến 50 triệu Euro. Vì vậy, thay vì chỉ dịch các tài liệu tuyên truyền về "quyền tự do ngôn luận", rồi quảng bá chúng bằng các trò chơi thiểu năng, nhóm Hate Change nên dạy lại cách làm truyền thông cho một phong trào chống Cộng chuyên đưa tin đồn, tin sai sự thật, tin kích động hận thù và bạo lực.
No comments:
Post a Comment