2018/10/11

Giới zân chủ cãi nhau về chuyện "nhất thể hóa" hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước

Loa Phường
Tại kỳ họp thứ 6, khai mạc ngày 21/10/2018, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước mới để thay thế cố Chủ tịch Trần Đại Quang. Ngày 03/10/2018, với 100% số phiếu thuận, Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử vị trí đó. Có dư luận cho rằng đây sẽ tạo một tiền lệ, để tiến tới "nhất thể hóa" hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai. Diễn biến này đã khiến dư luận phi chính thống phân hóa thành 2 xu hướng đối nghịch nhau, là ủng hộ và phản đối.
Tiêu biểu cho xu hướng ủng hộ như 2 luật sư Ngô Ngọc Trai và Trần Quốc Thuận bình luận rằng việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời sẽ tạo cơ hội tốt để "nhất thể hóa" 2 chức danh. Những người thuộc xu hướng này không đồng nhất về mặt động cơ, và họ có thể được chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những người tin rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xứng đáng với vị trí Chủ tịch nước, vì chiến dịch chống tham nhũng và cải cách hành chính của ông đang phát huy hiệu quả. Nhóm thứ hai gồm những người tin rằng nếu "nhất thể hóa" vị trí đứng đầu cơ quan Đảng và cơ quan hành chính, cả ở cấp trung ương lẫn cấp cơ sở, thì hệ thống chính trị của Việt Nam sẽ hoạt động tiết kiệm, hiệu quả, ít tham nhũng hơn. Nhóm thứ ba gồm những người tin rằng sau khi "nhất thể hóa" hai chức danh, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để cải cách chính trị, nhằm chuyển thành một nền Cộng hòa theo mô hình bán tổng thống như post Facebook hôm 30/09 của Trương Huy San.
Trong tuần qua, những người ủng hộ "nhất thể hóa" 2 chức danh đã tiếp tục đưa ra nhiều lập luận để bảo vệ quan điểm của họ. Chẳng hạn, Phạm Đức Bảo nói với BBC tiếng Việt rằng vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một đại biểu Quốc hội, việc ông ứng cử chức Chủ tịch nước không trái với Hiến pháp. Bảo cũng nói rằng trong các nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ có Việt Nam chưa "nhất thể hóa" 2 chức danh; và rằng ở mọi quốc gia trên thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước. Bảo cũng hi vọng Việt Nam "tiếp tục cải cách thể chế chế" sau khi "nhất thể hóa" 2 chức danh.
Trái với xu hướng ủng hộ nêu trên, hầu hết các nhà zân chủ mạng đã đồng loạt công kích việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử chức Chủ tịch nước. Tương tự những người ủng hộ, những người phản đối cũng không đồng nhất về mặt động cơ, và có thể chia thành 2 loại. Loại thứ nhất tin rằng khi chức Chủ tịch nước và Tổng Bí thư được gộp làm 1, quyền lực sẽ tập trung vào tay 1 người, gây tình trạng độc tài, khiến các chính sách sai lầm khó bị ngăn chặn. Trong khi đó, loại thứ hai gồm những thành phần cực đoan, muốn tận dụng sự kiện để công kích cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một người tham quyền lực, muốn làm "vua" mới của Việt Nam; và đặt nghi vấn rằng "quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối". Mục tiêu xu hướng này đều hướng đến công kích chế độ độc tài, tiếp tay hình thành nhà độc tài, chịu sự chi phối của Trung Quốc dẫn đến “bắt chước mô hình chính trị của Trung Quốc”,nguyên nhân bởi chế độ “không có bầu cử đa đảng”, việc "nhất thể hóa" 2 chức danh chỉ phục vụ chuyện "thao túng quyền lực cá nhân" chứ không giúp cải cách thể chế
Ở cao điểm của hướng tuyên truyền này, nhiều nhà zân chủ mạng đồng loạt đăng lại một câu nói cũ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là "Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?". Dựa vào đó, họ tuyên truyền rằng Tổng Bí thư đang có hành động mâu thuẫn với lời nói. Tuy nhiên, trong thực tế, những người công kích đã cắt câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng ra khỏi ngữ cảnh, để khiến nó bị hiểu sai.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến.
Thứ nhất, nhiều nhà zâm chủ từng nhìn nhận rằng các chiến dịch chống tham nhũng, cải cách hành chính của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khiến người dân có thêm hy vọng vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì lý do này, giới chống Cộng đã không ngừng công kích cá nhân Tổng Bí thư và chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng nếu ông Nguyễn Phú Trọng là chính khách có uy tín nhất của Đảng Cộng sản, thì việc Đảng cử ông đi ứng cử chức Chủ tịch nước là chuyện rất bình thường. Sinh hoạt nội bộ của mọi đảng phái trên thế giới đều diễn ra như vậy.
Thứ hai, dù Việt Nam có "nhất thể hóa" hai chức danh, việc đó cũng không liên quan đến Trung Quốc. Như Phạm Đức Bảo đã đề cập, trong các nước Xã hội Chủ nghĩa, chỉ có Việt Nam chưa "nhất thể hóa" 2 chức danh. Bên cạnh đó ở mọi quốc gia trên thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước.
Thứ ba, nếu nhìn lại toàn bộ dòng sự kiện, chúng ta sẽ thấy vấn đề "nhất thể hóa" vốn do truyền thông phi chính thống nêu ra, chỉ một tiếng sau khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Cho đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 08/10, đây không phải là “nhất thể hóa” mà chỉ là “tình huống”. Như vậy, giới chống Cộng không bình luận một chính sách có thật, họ chỉ đang tranh cãi về một ảo ảnh mà họ tự tưởng tượng ra, do bị thôi thúc bởi những động cơ chính trị riêng.
Như vậy, khuyên các chuyên gia “chống Cộng” nên dừng cãi nhau về cái ảo ảnh mà họ tự tạo ra, để chuyển sang những chủ đề khác thiết thực hơn cho họ.

No comments:

Post a Comment