2018/09/14

“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”!

Nhiều năm nay, trước và trong khi toàn dân và Nhà nước Việt Nam tưng bừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 là y như rằng các trang tiếng Việt của VOA, BBC, RFA,… lại bày trò “hội luận, thảo luận”, đăng tải bài viết của vài ba nhân vật “tiếng tăm” bàn về hai sự kiện. Có điều là tổ chức cái gì, đăng tải cái gì thì các trang này cũng chưa bao giờ thừa nhận, mà nghĩ ra đủ thứ luận điệu nhằm phủ nhận Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9.

Lúc họ vẽ ra “chân không chính trị”, lúc thì phóng đại vai trò của chính phủ Trần Trọng Kim, thậm chí còn xưng xưng cho rằng “Việt Nam độc lập từ khi Bảo Đại ra đạo dụ Tuyên cáo Việt Nam độc lập” bất chấp thực tế chính Minoda - Toàn quyền Nhật Bản khi đó, đã nói thẳng thừng: “Có một sự hiểu lầm lớn về sự độc lập ở Đông Dương. Sự độc lập này là hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát quân sự của Nhật Bản. Sự độc lập của đế chế Trung kỳ và cũng như của Cao Miên đã được tuyên bố. Nam kỳ chẳng những ở dưới sự kiểm soát quân sự mà còn dưới cả sự cai trị quân sự của Nhật Bản. Vậy thì không có sự độc lập của Nam kỳ”!


Một bài viết xuyên tạc vô lối, dày xéo lên lịch sử mà BBC đăng tải (Ảnh Thành Nam)

Đến năm 2018, các trang mạng trên tiếp tục trở lại với các luận điệu mà từ lâu giới nghiên cứu cùng dư luận đã chỉ rõ chỉ là xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử. Tuy nhiên, trang BBC tiếng Việt lại có bài “1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia” giúp một số người đưa ra ý kiến quái đản là phủ nhận “tính chính thống” của Nhà nước Việt Nam. Với bài này, ý kiến của mấy kẻ ở nước ngoài như Trương Nhân Tuấn, Trần Thanh Hiệp vốn nổi tiếng chống cộng thì không cần đọc cũng biết họ nói gì, song ngạc nhiên là trong đó lại có ý kiến của một “nhân sĩ, trí thức” ở trong nước, không chỉ hùa theo mà còn đưa ra lập luận kỳ quặc. Hình như trước khi phát biểu, “nhân sĩ, trí thức” này không “uốn lưỡi bảy lần”. Vì, nếu Nhà nước Việt Nam “không chính danh” như ông ta đã nói thì làm sao năm 1965, trong khi cả nước Việt Nam đang ở trong thời kỳ chiến tranh rất khốc liệt thì ông được sang Hungari học đại học rồi học Phó Tiến sĩ, đến năm 1982, ông tiếp tục trở lại Hungari làm nghiên cứu sinh cấp cao và bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học; rồi mấy chục năm qua, làm sao ông có cơ hội để kinh doanh, buôn bán, làm sao với hộ chiếu Việt Nam nhiều lần ông ra nước ngoài và “có cơ hội được đứng bên cờ vàng” cùng bè lũ chống cộng ở hải ngoại…? Nghĩa là có nhiều cơ sở xác đáng chứng minh chính ông ta hưởng lợi rất nhiều từ Nhà nước mà ông phủ nhận “tính chính danh”. Người ít hiểu biết hoặc đầu óc ngu ngơ có phát ngôn bất bình thường thì không nói làm gì, đằng này đường đường mang danh “nhân sĩ, trí thức” mà phát ngôn như thế thì quả rất đáng quan ngại!
Thực ra, BBC, VOA, RFA,… có giở trò gì thì cũng không ảnh hưởng tính chính danh của Việt Nam, bởi ngày nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới; là thành viên của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực; tham gia ngày càng sâu rộng và chủ động vào các tiến trình khu vực và các công việc quốc tế; quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển rất nhanh chóng… Đó là các quan hệ quốc tế, còn trong nước, hơn 70 năm qua, toàn dân Việt Nam luôn cùng Đảng Cộng sản và Nhà nước vượt qua muôn vàn khó khăn, giành lại nền độc lập và đạt nhiều thành tựu mà chính vị “nhân sĩ, trí thức” đang thụ hưởng!
Tư Nguyên (Thời nay)

No comments:

Post a Comment