2018/09/02

SAU "VIỆT TÂN", "PHONG TRÀO LAO ĐỘNG VIỆT" BÁN ĐỨNG THÀNH VIÊN VÌ SỢ BỊ XỬ LÝ


Đã ít nhiều có sự khó hiểu khi mới đây Việt Tân ra thông cáo không thừa nhận Lê Quốc Bình sau khi anh này bị Công an tỉnh Bình Định đã phối hợp với Công an tỉnh Phú Yên bắt giữ đối tượng Lê Quốc Bình, là thành viên của tổ chức “Việt Tân” nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam; thu giữ 09 khẩu súng các loại, 500 viên đạn và nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động chống chính quyền vào hôm 28/8/2018. Trong khi sự việc này chưa có lời giải mặc dù đã có nhiều luận bàn bên lề thì mới đây lại xảy ra một vấn đề tương tự.

Theo đó, xung quanh vụ việc Công an tỉnh Bến Tre tiến hành bắt giữ Nguyễn Ngọc Ánh vì bị cho là có hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật hình sự. Cụ thể, “trang facebook cá nhân của Ánh đã chia sẻ, viết nhiều bài có nội dung kích động, trong đó kêu gọi xuống đường biểu tình, phá hoại vào tháng 6-2018 và dịp lễ 2-9 sắp tới" (theo báo công an nhân dân). Trong bài báo trên RFA thì nhà đài này có trích dẫn ý kiến của ông Đoàn Huy Chương, người được RFA cho biết là đang đảm nhiệm cương vị "Phó Chủ tịch phong trào Lao Động Việt" rằng: "Như báo Người Lao Động nói là tuyên truyền chống nhà nước là vấn đề chụp mũ những người nói lên tiếng nói, những người nói lên sự xảo trá của chế độ cộng sản, chứ thực ra không có gì gọi là tuyên truyền.
Anh Nguyễn Ngọc Ánh (Nguồn: FB). 

Tôi biết anh Ánh khoảng 2 tháng trở lại đây khi tôi có những buổi live stream nói về quyền lợi người lao động, tình hình đất nước thì anh Nguyễn Ngọc Ánh thường lên live stream của tôi nói về tình hình công nhân nói chung, nền kinh tế VN và thảm cảnh của người lao động.”

Điều dễ thấy và như nội dung được ông Chương này nói ra thì mối quan hệ giữa cá nhân ông này nói riêng và "phong trào Lao Động Việt" - tổ chức do Đỗ Thị Minh Hạnh đứng đầu (Hoàng Đức Bình, đối tượng bị tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án 14 năm tù giam đối với 2 tội danh gây rối trật tự công cộng và lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công dân cũng được giới thiệu là "Phó chủ  tịch' của tổ chức này) hoàn toàn không liên quan gì tới Nguyễn Ngọc Ánh. 

Có chăng chỉ là mối quan hệ được vị "Phó chủ tịch" của tổ chức này đã xác nhận: Tôi biết anh Ánh khoảng 2 tháng trở lại đây khi tôi có những buổi live stream nói về quyền lợi người lao động, tình hình đất nước thì anh Nguyễn Ngọc Ánh thường lên live stream của tôi nói về tình hình công nhân nói chung, nền kinh tế VN và thảm cảnh của người lao động.”

Tuy nhiên, qua kiểm tra và thông qua giới thạo tin thì sự thật hoàn toàn khác xa như thế. Theo đó, mối quan hệ giữa Nguyễn Ngọc Ánh với "phong trào lao động Việt" không đơn thuần và tình cờ như ông Đoàn Huy Chương nói. Mà Ánh được biết đến là thành viên của tổ chức này. Thậm chí Công an tỉnh Bến Tre có đầy đủ tài liệu ghi nhận quá trình Ánh được "Phong trào lao động Việt' kết nạp làm thành viên. 

Ở đây, nếu những thông tin ghi nhận ở trên là sự thật thì sự khó hiểu này ghi nhận những khó khăn của các tổ chức chống đối, nhất  là số ở quốc nội trong thời điểm hiện tại. Nếu như VT không thừa nhận Lê Quốc Bình được lí giải vì: "Cụ thể, cũng với phương thức đưa người về nước để thực hiện hành vi nhưng họ có sự thay đổi trong cách thức xử lý sau đó. Theo đó, nếu vụ việc đó thành công họ sẽ không ngần ngại công khai nó và mục đích để tạo tiếng vang. Nhưng chuyện sẽ ngược lại nếu thất bại, họ sẽ phủ nhấn, "thí tốt" người đã thực hiện hành vi đó. Với cách thức này, nó sẽ vừa đảm bảo việc người thực hiện hành vi đó có khung hình phạt nhẹ nhất và tất nhiên VT sẽ ít bị mang tiếng nhất.

Có vẻ như với cách thức hoạt động mới, VT sẽ ít bị lên án, vạch mặt. Nhưng chỉ tội những kẻ đứng ra thực hiện, vì những mục tiêu không đâu, vì tiền tài của những kẻ đứng đầu mà đến nỗi họ phải tự vứt bỏ cả danh xưng của mình. Và suy cho cùng, đó là thất bại nặng nề của VT trong bối cảnh mới hiện nay". Thì cũng thật dễ hiểu động cơ và sự lên tiếng của vị lãnh đạo "Phong trào lao động Việt" này. 

Bởi nếu như khó khăn đối với VT chỉ là 1 thì e đối với những tổ chức chống đối đang hoạt động trong nước là 10. Nguy hiểm với họ cận kề và trực diện hơn, và chỉ cần chứng minh kẻ đang có hoạt động chống đối hiện hành có liên quan tới "Phong trào Lao động Việt" thì ngay lập tức, các thành viên của tổ chức này sẽ rơi vào tầm ngắm của Công an. Và về lâu dài họ sẽ rơi vào cái tình trạng tê liệt hoàn toàn như Hội anh em dân chủ giai đoạn mới đây. ĐÓ là lí do khiến "Phong trào Lao động Việt" lại sốt sắng phủ nhận mối quan hệ với Nguyễn Ngọc Ánh. Chỉ có điều, để không bị mang tiếng và đánh động dư luận, thay vì có hẳn thông cáo công khai thì "phong trào lao động Việt" đã phải gửi lời qua RFA. Và không phải đích thân bà chủ tịch ra mặt mà chỉ để ông Phó chủ tịch lộ diện. Điều đó có chăng chỉ chứng minh sự khéo léo ẩn mình của tổ chức này. 

Thực tế đang xảy đến với VT và mới đây là "Phong trào lao động Việt" càng chứng minh rõ hơn một điều, sự quyết liệt của giới chức trong nước đang làm khó các tổ chức chống đối cả trong nước và hải ngoại. Với đà này thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, đám chống đối sẽ tự bị phá rã, chứ không đợi những động thái quyết liệt hơn từ giới chức trong nước. Một tương lai u ám đối với phong trào dân chủ Việt đương đại. 

An Chiến

No comments:

Post a Comment