"Bác Dương Danh Dy qua đời sao im ắng quá?!".
Đó là tên của một bài viết của Ts Hán nôm Nguyễn Xuân Diện đăng trên trang Tiếng Dân - trang này do Diện đồng sáng lập và admin.
Xung quanh câu hỏi cảm thán này, sau khi nói ra sự "yên ắng" sau cái chết của nhà nghiên cứu về TQ, người đàn ông từng làm Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc; một người mà theo nhiều người là am hiểu nhất về TQ cho đến thời điểm ông qua đời: "Tin bác Dương Danh Dy qua đời mà im ắng quá. Tôi chỉ biết tin qua FB của anh Đinh Kim Phúc vào sáng nay. Và im ắng đến cả TS. Đinh Hoàng Thắng, Cựu Đại sứ VN tại Hà Lan và Bỉ, là chỗ thân thiết với Bác Dương Danh Dy cũng không biết.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy (Nguồn: FB).
|
Cho đến 16h chiều nay, khi linh cữu bác đã rời khỏi nhà tang lễ bệnh viện 354 để tiếp tục hành trình về nơi an nghỉ cuối cùng mà không thấy tờ báo nào của VN đưa tin. Sao vậy? Rất dễ hiểu, vì bác là người không ưa gì Trung Quốc, người “anh”, hay là “bố” của Việt Cộng. Lại thêm nữa, có lẽ “trên” đã chỉ đạo gì đó cho người con trai của bác về việc cần và càng im ắng càng tốt. Anh ấy là hiện là một quan chức của ngành ngoại giao".
Diện đã đặt ra không ít chuyện. Nào là "Bác Dương Danh Dy là người đầu tiên đưa Hồi ký Trần Quang Cơ lên internet. Ông cũng là nhà ngoại giao đầu tiên viết lên báo quốc tế BBC về Hội nghị Thành đô – 1990, nhờ đó mà chúng ta biết được ít nhiều về cái cuộc “đi đêm” giữa Việt Cộng và Trung Cộng, mà cho đến nay cả hai bên đều không hé lộ chút gì mang tính chính thống".
Diện không quên "trưng cho thiên hạ" thấy mối quan hệ giữa mình và nhà nghiên cứu quá cố: "Tôi có vinh hạnh được gặp Bác Dương Danh Dy nhiều lần và được bác rất quý mến. Lần đầu tôi được gặp bác ở Hội nghị về Biển Đông, do Học viện Ngoại giao tổ chức vào ngày 16 tháng 3 năm 2009. TS. Nguyễn Nhã từ Sài Gòn ra dự hội nghị. Sáng sớm, ông mời tôi đi ăn sáng và café ở gần KS DAEWOO và rủ tôi đến Hội nghị. Ngần ngại vì không có giấy mời, nhưng rất muốn đến, đành đi theo TS Nguyễn Nhã. Đến nơi, TS. Nguyễn Nhã chỉ vào tôi và nói: “Đây là tiến sĩ Diện, trợ lý của tôi”. Thế là tôi được vào bên trong. Vào chưa ngồi ấm chỗ, thấy Nhà báo Đoan Trang (lúc ấy ở TuầnVietNam – VNN) gọi điện bảo ra đón cô vào. Tôi ra, bảo với người đón tiếp: Đây là cô Đoan Trang, trợ lý của tôi. Thế là Đoan Trang cũng vào được bên trong".
Bức ảnh chụp chung với ông Dy cũng được Diện đưa ra như thể làm minh chứng cho sự việc.
Điều Diện hướng đến trong tút này không ngoài việc nói rằng, nhà nước, giới chức Hà Nội (nơi ông Dy) sinh sống cho đến ngày cuối đời có động cơ, nói đúng hơn là "mặc cảm" khi không loan báo, quan tâm sau sự ra đi của nhà ngoại giao lão làng này! Rằng, lúc sinh thời sự thẳng thắn của ông Dy đã động chạm tới không ít chuyện thâm cung bí sử của đảng cộng sản, nhất là chuyện tại Hội nghị Thành Đô nên từ 1 người có công, được đánh giá, tên tuổi ông Dy đã bị lãng quên một cách có chủ đích....
Đó là những điều Diện và đám đồng đảng của mình hướng đến trong việc lợi dụng sự ra đi của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy. Còn sự thật thì với một kẻ nói dối đã trở nên quen miệng như Diện không thể biết rằng: Mình đã bị nhận diện sau loạt đầu tiên.
Theo đó, chỉ cần tìm kiếm trên Google với từ khoá: "ông Dương Danh Dy qua đời" thôi thì chỉ cần trong 0,29 giây đã tới khoảng 128.000.000 kết quả. Mà đa phần cơ quan truyền thông đưa tin là vnexpress.net,https://baomoi.com,https://www.motthegioi.vn....
Không lẽ với sự ra đi của một nhà nghiên cứu, một quan chức ngoại giao cấp Cục, vụ mà phải tổ chức quốc tang nhà nước? Chắc sự nghiệp của ông Dy chưa đến độ phải làm như thế. Còn nếu ai đồng thuận với ý kiến của Diện nói đó là sự "im ắng" thì kẻ đó đúng là bị điếc thực sự hoặc có vấn đề về giác quan nghe nhìn!
An Chiến
No comments:
Post a Comment