Vậy mà trước khi Hội nghị khai mạc, ngày 10-9, VOA lại đăng bài “HRW: Nên xét lại việc tổ chức các sự kiện quốc tế tại Hà Nội” trong đó dẫn lời P. Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của cái gọi là tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), xuyên tạc, vu cáo Việt Nam. Thật ra các năm gần đây, P. Robertson đã nhiều lần đưa ra luận điệu tương tự, nhưng xem chừng lần này ông ta tỏ ra trắng trợn hơn, cay cú hơn.
Ông Minar Pimple (Nguồn ảnh trên Twitter cá nhân của ông Minar Pimple)
Và đây là điều dễ hiểu, vì đó là phản ứng khi hai người nước ngoài nhân danh nhân quyền đến Việt Nam “dự” Hội nghị là bà D. Stothard, Tổng Thư ký “Liên đoàn nhân quyền quốc tế” (FIDH); ông M. Pimple, Giám đốc phụ trách hoạt động quốc tế của “Ân xá quốc tế” (AI), không được nhập cảnh Việt Nam theo Điều 21 về “Các trường hợp chưa cho nhập cảnh” của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đáng chú ý trong đó có khoản 9 ghi rõ “Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Oái oăm là để bảo đảm “tính chính danh” cho việc nhập cảnh Việt Nam của bà D. Stothard và ông M. Pimple, VOA và RFA dẫn tin từ AP, từ tài khoản Twitter của WEF rằng họ được mời, và sau khi không được nhập cảnh, WEF sẽ “tạo điều kiện” để họ được tham dự cuộc họp; song cư dân mạng lập tức tìm hiểu và cho biết D. Stothard, M. Pimple không được mời, AP và tài khoản Twitter của WEF cũng không có thông tin như VOA, RFA đã đưa ra. Khi Hội nghị bế mạc, trang mạng chính thức của WEF cũng không có thông báo, bài viết nào liên quan sự kiện này. Như vậy là theo cách nói của người Việt Nam thì D. Stothard, M. Pimple là “khách không mời mà đến”!
Bà Debbie Stothard tại một sự kiện vào tháng 7
Theo dõi các hoạt động lợi dụng chiêu bài nhân quyền để chống phá Việt Nam trong nhiều năm nay, không thể không nhắc đến vai trò của FIDH và AI, bởi các loại “tuyên bố, kiến nghị, lên án” đầy luận điệu vu cáo, bịa đặt của hai tổ chức này về nhân quyền ở Việt Nam là không thể đếm xuể. Và từ các phát biểu họ đưa ra sau khi không được nhập cảnh, hoàn toàn có thể nghi ngờ thiện chí của D. Stothard, M. Pimple khi mò đến một hội nghị quốc tế có nhiều nguyên thủ các quốc gia ASEAN, lãnh đạo cấp cao của các nước đối tác, khoảng 1.000 đại diện các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp hàng đầu của quốc tế và khu vực, khoảng 800 doanh nghiệp của Việt Nam tham dự. Vả lại, Việt Nam là quốc gia có chủ quyền, muốn dự Hội nghị với tư cách nào cũng phải đăng ký, có chương trình cụ thể và chỉ được thực hiện khi đã có sự đồng ý của giới chức ngoại giao Việt Nam, chứ không phải cứ trưng cái biển “nhân quyền” là có thể tha hồ ra vào!
Tư Nguyên (Thời nay)
No comments:
Post a Comment