2018/08/22

"Cái xấu" được chiếm bao nhiêu % mặt báo?

Loa Phường
Ngày 11/08/2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, đã phát biểu rằng lượng tin, bài về "cái xấu" chỉ nên "chiếm 10% mặt báo". Cụ thể, ông Hùng lập luận rằng “cái xấu xuất hiện với tỉ lệ 30% trên mặt báo nghĩa là cái xấu trở thành cái chính của xã hội”; "cái xấu chiếm 20% mặt báo nghĩa là cái xấu có xu hướng trở thành cái chính trong xã hội", còn nếu "cái xấu chiếm 10% mặt báo, thì cái xấu không phải là cái chính, nhưng nó cũng là cái răn đe đối với chúng ta để sửa lại mình". Một số tổ chức, cá nhân chống đối đã lợi dụng sự kiện này để tuyên truyền rằng Việt Nam đang vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Kết quả hình ảnh cho cái xấu chỉ nên chiếm 10% mặt báo
Cụ thể, đài VOA tiếng Việt đã phỏng vấn nhà nghiên cứu Trần Lệ Thùy và nhà văn Phạm Viết Đào vào ngày 13/08, trong khi đài RFA tiếng Việt phỏng vấn 4 cựu phóng viên Mai Phan Lợi, Chu Vĩnh Hải, Võ Văn Tạo, Đỗ Cao Cường vào ngày 15/08. Các khách mời trong hai cuộc phỏng vấn vừa nêu đều đồng loạt nói rằng báo chí nên phản ánh chính xác những gì đang xảy ra trong xã hội, để giúp độc giả và Nhà nước kịp thời nhận thức được vấn đề và khắc phục, thay vì áp một tỉ lệ cố định cho số tin tiêu cực trên mặt báo. Ngoài ra, VOA tiếng Việt trích dẫn Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ và bảng xếp hạng về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới, để bình phẩm rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, dù những người được phỏng vấn không đề cập đến vấn đề này. Trong khi đó, Võ Văn Tạo nói với RFA rằng phát ngôn của ông Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy Việt Nam đang "siết lại tự do báo chí". Đỗ Cao Cường nói rằng vì báo chí Việt Nam "chỉ đưa tin có lợi cho nhà nước" khi người dân đã được "tìm kiếm thông tin đa chiều" trên Internet, báo chí Việt Nam sẽ "gặp nhiều khó khăn" khi phải cạnh tranh với mạng xã hội.
Xem link:
 "Quyền bộ trưởng muốn tin xấu chỉ 10%, blogger nói ‘sẽ thất bại’" - VOA tiếng Việt, 13/08/2018
 "Tin "tiêu cực" chỉ được phép chiếm 10% trên báo chí Việt Nam" - RFA tiếng Việt, 15/08/2018

Không ai phủ nhận rằng báo chí cần phản ánh chính xác tình hình xã hội Việt Nam, gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên bên cạnh chức năng 'đưa tin" đó báo chí cần có chức năng định hướng, xây dựng và bảo vệ các giá trị cộng đồng, bảo vệ ổn định xã hội. Có ý kiến cho rằng, Luật Báo chí hiện tại đã cung cấp đủ công cụ để quản lý báo chí Việt Nam, nếu các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và tòa soạn báo chí đảm bảo rằng luật được thực hiện tốt, thì không cần công thức 30-20-10%,  vốn vừa khó áp dụng trong thực tế, và vừa khiến báo chí không phản ánh chính xác và trọn vẹn tình hình xã hội. Thực tế, ngành báo chí hiện nay đang bị chi phối bởi "cơ chế thị trường", nhưng tin tức shock-sex-sến rõ ràng thu hút đông người xem hơn và xu hướng thông tin tiêu cực khiến có lực hấp dẫn hơn hẳn. Chính cái cung-cầu đó đã và đang bóp méo 'thị trường thông tin" của báo chí. Đã không vụ phóng viên bị bóc phốt "dựng" lên các scandal, kịch bản về thực phẩm (dùng chổi quét lên rau, sản xuất gạo giả, trứng giả...), môi trường (vụ cá biển Formosa chết trong thí nghiệm trong chậu nước ngọt...) đã gây nên bão truyền thông, khủng hoảng niềm tin xã hội, tiếp tay cho bạo loạn, hại người nông dân và ngành chăn nuôi-trồng trọt... Hậu quả không gì tả xiết. Việc ông Bộ trưởng đưa ra công thức 30-20-10% kia thực ra là hình thức khuyến cáo báo chí, báo động thực trạng và định hướng báo chí nên xem lại trách nhiệm xã hội, vai trò ngành nghề của mình trước khi chính quyền và người dân mất hết niềm tin vào ngành báo chí, truyền thông hiện nay.

Có ý kiến đề xuất với tân Bộ trưởng Bộ 4T rằng, cơ quan quản lý báo chí Việt Nam nên nghiên cứu áp dụng phương thức quản lý báo chí của Singapore. Theo đó, mỗi lần đưa tin về các hiện tượng tích cực lẫn tiêu cực, báo chí phải tường thuật đầy đủ bối cảnh của vụ việc, phải đưa đầy đủ quan điểm của các bên liên quan trong vụ việc, và phải đăng quan điểm chính thức của Nhà nước trước khi triển khai thêm ý riêng của nhà báo. Chúng tôi tin rằng nếu độc giả được cung cấp thông tin đầy đủ, giúp họ nhìn được toàn cảnh vấn đề, thì các bài báo mang tính thiên lệnh, lợi dụng bức xúc xã hội để kích động đám đông sẽ tự mất ảnh hưởng.

No comments:

Post a Comment