2017/12/05

Muốn “lật sử” hãy “học sử” trước

                                   Một trong những trang tin chống cộng

Trên mạng Internet nhiều năm qua, các bạn dễ dàng gặp rất nhiều quan điểm xét lại sự nghiệp cách mạng của những nhà yêu nước, so sánh họ với nhau để từ đó họ đánh giá đúng sai, chính tà trong lịch sử cách mạng dân tộc trong con đường và tương lai dân tộc Việt Nam.
Trong số các nhà cách mạng yêu nước bị đem ra mổ xẻ nhiều nhất, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người bị những trang truyền thông tự nhận là lề dân xét lại con đường, cách thức giành độc lập dân tộc nhiều nhất. Có lẽ thấy so sánh Hồ Chí Minh với Ngô Đình Diệm quá nhiều khập khễnh, quá yếu về vị thế và nhân cách, không chỉ người dân Việt Nam mà cả thế giới đều thấy rõ mồm một rồi,  nên xu hướng gần đây, họ đem so sánh cách thức đấu tranh giành độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh với chính các chí sĩ yêu nước được người dân và Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận, tôn vinh như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Trọng Kim… Điểm chung của những chí sỹ này là đều là những trí thức lớn của dân tộc, đều là con người yêu nước, đều lựa con đường đấu tranh bất bạo động vẫn sẽ giành được độc lập, đều chọn cách thức hợp tác với Pháp, Nhật, Mỹ để “khai trí” cho dân tộc rồi mới tìm cách giành độc lập.
Chẳng hạn trong bài viết “ Phan Bội Châu so với Hồ Chí Minh: người chính danh, người giả danh!cho rằng cụ Phan Bội Châu có tư cách đạo đức, tài giỏi, được Hoàng gia Nhật, Chính phủ Nhật Bản kính trọng, thể hiện qua việc Phái đoàn Hoàng gia Nhật đã tìm đến nhà tưởng niệm chí sĩ Phan Bội Châu – người gắn bó với nước Nhật từ năm 1904 khi cụ Phan Bội Châu sang Nhật theo kế hoạch Duy Tân của Vua Nguyễn qua phong trào Đông Du. Họ mô tả rằng, cụ Phan Bội Châu đã đưa được hơn hai trăm thanh niên sang Nhật du học nhằm mở mang kiến thức và học hỏi cách phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật với sự ủng hộ tài chánh từ chánh quyền địa phương Nhật với hy vọng xây dựng thế hệ người Việt yêu nước chống thực dân Pháp, giành được độc lập như Nhật. Phong trào Đông Du sau đó gặp trở ngại vì Chính phủ Nhật chấm dứt giúp đỡ, sau khi họ thỏa hiệp với Pháp, vì Nhật cần Pháp cho công cuộc cải cách nền kinh tế của họ, nhất là nguồn nhiên vật liệu Nhật cần có. Năm 1909, cụ Phan Bội Châu phải rời Nhật sang Tàu tiếp tục hoạt động. Năm 1925 bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải bí mật mang về Việt Nam. Cụ bị chính quyền đô hộ Pháp kết án tù chung thân, sau đó giam tại nhà và an trí tại Huế cho đến khi cụ từ trần vào năm 1940. Tác giả bài viết hướng đến ca ngợi cụ Phan Bội Châu đã đi đúng hướng, tung ra một thông tin nghi vấn cụ đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng Trung Quốc sát hại để đưa tư tưởng cộng sản vào Việt Nam cùng nhiều tình tiết tương tư nhằm xuyên tạc con người, thân thế Bác Hồ, cố xuyên tạc rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã dựng “tượng đài”, thần thánh hóa lãnh tụ Hồ Chí Minh để lòe bịp người dân về sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc là chính nghĩa.
Cùng như nhiều bài viết lập luận tương tự, người đọc có chút kiến thức lịch sử Việt Nam sẽ thấy vô khối hạt sạn kiểu dở khóc dở cười do sử dụng nguồn tin sai lệch trên mạng Internet, xào nấu với nhau những tác giả này
Chẳng hạn trong bài viết so sánh sự chính danh giữa Phan Bội Châu với Hồ Chí Minh nêu trên, tác giả đã sáng tác ra hàng loạt dữ kiện chưa từng có trong lịch sử để bảo vệ cho lập luận nhằm hạ bệ lãnh tụ Hồ Chí Minh, xin kể một số tình tiết:
Năm 1904 cụ Phan Bội Châu sang Nhật theo kế hoạch Duy Tân của Vua Nguyễn qua phong trào Đông Du. Cùng thời với cụ có các cụ Lương Khải Siêu, Phan Chu Trinh, Cường Để, Huỳnh Thúc Kháng…”, thực tế thì (1) năm 1904, Phan Bội Châu chưa sang Nhật, đang ở trong nước, thành lập Hội duy tân, tập hợp nhân sĩ để chuẩn bị thực hiện mục đích cách mạng. (2) Phong trào Đông du không phải theo kế hoạch của vua Nguyễn. (3) Lương Khải Siêu là nhà cải cách Trung Quốc, không phải là người Việt Nam.
Suốt thời gian hơn 30 năm (1911-1945) Nguyễn Tất Thành gọi là hoạt động đấu tranh chống sự đô hộ của Pháp nhằm giành độc lập cho Việt Nam, Nguyễn Tất Thành không một lần nào bước chân về Việt Nam để gọi là trực tiếp chiến đấu”.  Thực tế năm 1941, Bác Hồ đã về nước, triệu tập Hội nghị TW 8, vạch ra đường lối dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Tháng 8/1942, Người đích thân đi Trùng Khánh (Trung Quốc) để vận động sức mạnh quốc tế ủng h cách mạng Việt Nam, nhưng không may bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, mãi đến tháng 8/1944 mới trở về nước, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng 8/1945, soạn thảo và đc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới. Với lỗ hổng cỡ này về lịch sử Việt Nam, học sinh tiểu học trong nước chào thua các chuyên gia viết sử tự nhận là chống cộng này
- Có lẽ vì say sưa bới lông tìm vết nhằm hạ uy tín lãnh tụ Hồ Chí Minh, những tác giả này lên án “Nguyễn Tất Thành thay tên đổi họ như thay xiêm đổi áo!”, “Với tên Việt giả danh, Nguyễn Tất Thành cố ý quên đi các tên Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Ba, dùng những tên với thâm ý tự tâng bốc cá nhân...”. Có lẽ khó có thể giải thích cho họ hiểu ra rằng,  Bác Hồ thay tên đổi họ như thay áo để tránh khỏi sự truy bắt và các án tử hình vắng mặt của mật vụ Pháp, Mỹ, Tưởng …
Lời khuyên chân thành cho các nhà zân chủ gia nếu muốn hạ bệ, xuyên tạc các danh nhân này, cần phải cẩn trọng, đòi hỏi đọc hiểu đến nơi đến chốnchớ nên “viết càn” dễ làm cho người đọc thấy nản vì kiến thức lịch sử lỗ mỗ, râu ông nọ cắm cằm bà kia khiến người ta khinh bỉ người viết.

No comments:

Post a Comment