2017/07/27

PHẠM MINH HOÀNG – NỖI NHỤC KHI MANG DÒNG MÁU “VIỆT”

SV VN


Kết quả hình ảnh
Chân dung "phản quốc" Phạm Minh Hoàng
Cái tên Phạm Minh Hoàng hẳn không còn xa lạ trong giới “Việt tân” cũng như những người dân Việt Nam. Đặc biệt khi Phạm Minh Hoàng bị pháp luật và nhà nước Việt Nam tước quốc tịch thì cái tên này ngày càng nổi hơn cả ở trong nước và ngoài nước.

Có thể nói điều hạnh phúc của một con người đấy chính là có quốc tịch và được sống tự do ở đất nước hòa bình. Tuy nhiên hẳn thế là chưa đủ với Phạm Minh Hoàng khi ông cố gắng, ra sức chống phá, chia rẽ đất nước hòa bình để “được” tước đi quyền công dân nước Việt, “được” đất nước Việt gạch tên trong danh sách “con rồng cháu tiên”, để “được” mang quốc tịch Pháp, nhập bọn cùng với những đứa con “được” dân tộc Việt ghẻ lạnh và “được” lập nghiệp, tiếp tục sứ mệnh “dân chủ” của mình tại vùng đất mới. 

Như vậy cái “được” sau khi không còn là người con đất nước Việt của Phạm Minh Hoàng hoàn toàn xứng đáng với những gì ông cố gắng “dân chủ” trong thời gian qua. Cơ mà sao khuôn mặt của ông Hoàng khi “được” tuyên bố không còn là công dân Việt Nam và khi được đồng bọn đón trong sự tung hô như “chiến sĩ anh dũng từ chiến trường trở về” lại buồn chán, lại thất thần đến vậy?.

Suốt thời gian tuyên truyền, chống phá, phản đối, chửi rủa Đảng, chửi rủa nhà nước Việt Nam, nói sự dân chủ tại Việt Nam là thối nát chắc Phạm Minh Hoàng bất bình và tủi nhục khi sống ở đất nước bản thân không thấy hài lòng, không thấy hạnh phúc, luôn bất bình, vậy cớ sao khi tước đi cái sự “tủi nhục” của mình, Phạm Minh Hoàng lại buồn chán đến trong từng bức ảnh như vậy?. Phải chăng sau bao nhiêu chuyện bản thân đã làm và những gì đã trải qua khi đứng trước pháp luật đã cho ông Hoàng nhận thấy sự tủi nhục của mình không phải là dòng máu Việt Nam mà là dòng máu Việt Tân.

Thật vậy, khi Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch, phía Tổng lãnh sự quán đã thẳng thừng không hề bảo vệ gì đối với ông Hoàng, mà thay vào đó họ đã trả lời một cách thẳng thừng: “Việc trục xuất anh Hoàng là điều không tránh khỏi, vì về phương diện ngoại giao khi anh Hoàng không còn quốc tịch Việt Nam và là công dân Pháp thì Chính phủ Pháp có trách nhiệm phải nhận công dân của mình bị trục xuất, Chính phủ Pháp không có quyền phê phán hay can thiệp vào nội bộ Việt Nam nhất là về luật pháp”..

Khi mới bước sang Pháp Y phải làm thủ tục đó là nhận cờ ba sọc lên người, họp hành với những kẻ chống phá để khích lệ tinh thần chống đối của những kẻ khác và người ta coi đó là “tấm gương” để các thành viên Việt Tân khác phải làm được trong con đường chống phá thời gian tới cả trong nước và ở nước ngoài. Đám dân chủ tại Pháp đã đón chào Phạm Minh Hoàng với những biểu ngữ rợp trời, tung hô ông lên trời mây khiến cho những điều quá khứ được cưu mang dấy lên trong ông, dù sao ông Hoàng vẫn đang mang nặng những điều tốt đẹp về Việt Nam nên khi những kẻ trong Việt Tân hỏi ông những câu hỏi mang tính gán ghép, quy chụp cho Việt Nam ông Hoàng trả lời hết sức rời rạc và không có hứng thú đi sâu vào diễn tả cho đẹp lòng những kẻ lưu vong.

Dù có sang Pháp nhưng thiết nghĩ ông Hoàng vẫn từng là công dân của Việt Nam và do đó cảm giác mặc cảm với các hội nhóm lợi dụng ông ở nước ngoài là điều khiến những hình ảnh chụp được của ông cho thấy một sự mệt mỏi và chán chường. Và đây cũng là bài học cảnh báo cho những kẻ mục đích chống phá trong nước để nhận được những đề nghị tị nạn chính trị để có cơ hội đổi đời thì hãy xem lại. Bởi kết cục đó là sự cô đơn đến hết cuộc đời và chết nơi đất khách quê người.

No comments:

Post a Comment