2017/04/24

VIỆT NAM CÓ CẦN TỰ DO INTERNET

SV VN


Sống trong xã hội hiện nay, điều người ta cần nhất đã không còn là ăn no mặc ấm, ăn ngon mặc đẹp, mà chính là sự tự do. Sự tự do ở đây được thể hiện ở tất cả các mặt của cuộc sống. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ, internet mang lại cho chúng ta thêm một môi trường mới mà ở đó con người hoàn toàn có thể tự do biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình với thế giới bên ngoài. Việc sử dụng internet của mỗi người cũng vì thể có được sự tự do nhất định. Ở Việt Nam, có nhiều kẻ cho rằng mình không được tự do sử dụng internet ở đất nước mình, rằng Việt Nam không có “tự do internet”. Nhất là những nhà hoạt động rận chủ, với bản chất xuyên tạc và chụp mũ của mình, chúng luôn cho rằng chính quyền Việt Nam không cho nhân dân quyền tự do internet, và đang đàn áp nhân quyền. Mới đây nhất, để cổ súy cho cái gọi là “Đại hội tự do internet”, những con rận chủ đã liên tiếp đưa ra những bài viết có nội dung xuyên tạc và bịa đặt tình hình sử dụng internet ở Việt Nam. Liệu rằng tự do internet ở Việt Nam có đang bị xâm phạm? Và rằng Việt Nam có cần đến cái gọi là “tự do internet”?
http://www.tiengnoitre.org/
Việt Nam vốn đã có tự do internet
Điều đầu tiên, tôi xin dám khẳng định rằng Việt Nam không cần đến tự do internet. Bởi điều đó là cố hữu và vốn có ở một đất nước tự do và tôn trọng quyền làm chủ của con người như Việt Nam. Ở Việt Nam, người ta có thể tha hồ làm những điều mình thích trên không gian mạng của mình. Ai muốn nói gì, muốn thể hiện gì đều có thể sử dụng internet là một công cụ truyền đạt. Tuy nhiên, cũng như không gian thực, mọi hành vi và lời nói đều không được phép làm tổn hại đến các cá nhân, tổ chức và các mối quan hệ xã hội khác. Điều này là điều đương nhiên vì nó liên quan đến vấn đề đạo đức con người. Và cũng vì thế một lời nói được phát ngôn trên internet không được phép làm tổn hại đến danh dự của một cá nhân, một dân tộc. Để bảo vệ cho quyền lợi của những người dùng khác cũng sử dụng internet, đồng thời để bảo vệ cho các mối quan hệ xã hội chính đáng, không chỉ Việt Nam, mà mỗi nhà nước đều đặt ra những luật pháp để quản lý việc sử dụng internet của người dân. Điều này khác hẳn với cái gọi là “vi phạm tự do internet”. Người dân vẫn có quyền sử dụng internet vào bất kỳ mục đích gì miễn là không ảnh hưởng xấu đến người và các mối quan hệ khác. Tự do không thể quá trớn, đó là lẽ thường tình. Do vậy, đấu tranh cho cái gọi là “tự do internet” ở Việt Nam là thừa thãi, âu cũng chỉ là cái cớ để những kẻ cơ hội làm những trò bẩn thỉu khác. 

Vấn đề thứ hai, tại sao chỉ có những kẻ làm công tác đấu tranh cho dân chủ nhân quyền “rỏm” mới suốt ngày kêu ca về vấn đề tự do internet. Đơn giản thôi, vì chúng dùng internet như là một công cụ để kích động những cuộc biểu tình, làm xói món tư tưởng yêu nước của những người dân trong nước, đặc biệt là những người thiếu chính kiến hoặc không có nhận thức đúng. Đây vốn là chiêu bài mà các thể lực phản động đã sử dụng không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, một tổ chức, mà nó ảnh hưởng đến sự yên ổn, hòa bình của cả một quốc gia, dân tộc. Không thể đặt quyền tự do cá nhân lên trên lợi ích chung, đó là một điều hiển nhiên không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, … việc bắt giữ và xử lý, thậm chí xử lý rất nặng những đối tượng lợi dụng internet để thực hiện những hành vi gây tổn hại đến an ninh quốc gia là việc rất đỗi bình thường. Và việc khiếu nại các clip hoặc hình ảnh có nội dung sai trái tới các nhà cung cấp dịch vụ trên nền internet là cũng là một điều không cần bàn cãi.

Việt Nam vốn đã có tự do internet, mọi hành vi kêu gọi chống đối để đòi cái gọi là “tự do internet” đều là bình phong để thực hiện những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam. Đó là câu trả lời xác đáng nhất cho câu hỏi: “Việt Nam có cần tự do internet?”

Dân chủ Việt sắp hết đất diễn!

Việt Nam

Từ lâu mạng xã hội như Facebook, Blog hay Youtube đã được giới dân chủ hết sức lưu tâm đến và coi đó như một thứ vũ khí để đấu tranh với chính quyền và nhà nước Việt Nam, không chỉ có vậy, chúng còn coi đó là 1 phương tiện dễ dàng đầu độc độc giả bằng nhiều hình thức khác nhau từ tranh ảnh, video cho đến những ngôn từ nhảm nhỉ xuyên tạc. Đã không ít những con người của giới dân chủ Việt lần lượt được hưởng ân huệ “ăn cơm Chính phủ ngủ có người canh” của nhà nước ta nhưng có vẻ chúng ta vẫn chưa có quy chế xử phạt mạnh tay thế nên vẫn còn rất nhiều kẻ đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và coi trời bằng vung.

Từ sau vụ việc Nguyễn Danh Dũng trực tiếp tạo lập và quản trị các tài khoản trên kênh Youtube như ThienAn TV; trang facebook “ThienAn”, “quachthienan” và blog “tinhhinhdatnuocvietnam.blogspot.com”, thường xuyên đăng tải các video clip xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, nói xấu, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thậm chí, Dũng còn tỏ ra mình là kẻ “vong ơn bội nghĩa”, là kẻ “tay nhanh hơn não” khi xúc phạm chính chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới đã đặt ra một hồi chuông cảnh báo thực sự về sự nguy hại của những mạng xã hội này.

Chính vì vậy, việc bắt tay vào việc làm trong sạch mạng xã hội là điều khá cấp thiết trong thời buổi công nghệ số hiện nay. Và điều gì đến sẽ đến, nhà nước ta đã có những động thái đầu tiên đối với Youtube, kênh video lớn nhất quả đất này. Youtube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip. Từ khi ra đời, kênh thông tin này trở thành một món ăn tinh thần vô cùng giá trị trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, cũng từ đó mà nhiều kẻ núp bóng “dân chủ”, lợi dụng “tự do ngôn luận” đã xây dựng và chia sẻ các video có nội dung phản động, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận quần chúng nhân dân, mà kênh Thiên An TV của Nguyễn Danh Dũng (29 tuổi, ở Tào Xuyên, Thanh Hóa) là một ví dụ điển hình.

Với những động thái đầu tiên, YouTube chặn, gỡ 1173 clip, trong đó một kênh phản động có 517 clip nội dung xấu, độc hại theo yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông.
http://www.tiengnoitre.org/
Những video có nội dung xuyên tạc đã bị gỡ bỏ
Báo cáo tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý I/2017 của Bộ TT&TT diễn ra chiều 5/4, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho biết: Đối với công tác quản lý dịch vụ cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam, Bộ đã thành lập tổ công tác đấu tranh, ngăn chặn các thông tin xấu độc trên mạng, có sự phối hợp của nhiều bộ ngành khác. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, tổ công tác và Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã làm việc trực tiếp với đại diện Google ở Việt Nam. Hôm 4/4, Google thông báo, hãng đã hạ, chặn được 614 clip có nội dung xấu độc nữa trong số 2259 clip Bộ gửi thêm, nâng tổng số clip do chính Google hạ chặn trên YouTube lên 656 clip.

Bên cạnh đó, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã nhờ một đơn vị công nghệ bên ngoài cũng hiểu phương pháp của Google, Youtube và dùng rất nhiều phương pháp khác để hạ được nguyên một kênh phản động có 517 clip, đưa tổng số clip có nội dung độc hại bị hạ chặn trên Google và YouTube tới thời điểm này là 1173 clip. Google cũng ra thông báo sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và thực hiện ngay việc kiểm duyệt các clip có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam theo yêu cầu của Bộ TT&TT, nhưng tốc độ hạ chặn sẽ chậm do hãng vẫn phải bố trí người xem lại lại từng clip, rất tốn công và thời gian. Hãng công nghệ Mỹ cũng cam kết việc đầu tiên sẽ làm là chặn các clip bị phát hiện sai phạm, không cho chủ clip nhận tiền chia doanh thu quảng cáo trên Youtube, một biện pháp đánh vào lợi ích kinh tế, khiến các hoạt động như vậy dần dần không mang lại thu nhập nữa.

Ghi nhận các kết quả đạt được ban đầu, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn giao cho Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử tiếp tục làm việc với Google và chuẩn bị tốt cho cuộc làm việc với Facebook vào ngày 24/6 tới để góp phần lành mạnh hóa môi trường thông tin mạng.

Bằng những động thái cứng rắn và dứt khoát như vậy, người dân Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ được thừa hưởng một hệ thống mạng xã hội với những thông tin trong sạch và bạn đọc có thể yên tâm rằng sẽ không còn bị ngộ độc thông tin nữa.


FACEBOOK, GOOGLE SẼ PHẢI TUÂN THỦ NGHIÊM CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM

Jupiter

Trong thời đại công nghệ số, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội (MXH) đem lại cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong môi trường phát triển số hóa mạnh mẽ như vậy, MXH cũng như “con dao hai lưỡi”. Chúng ta rất khó để phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả. Và thực tế thời gian qua đã có không ít thông tin trên MXH hoàn toàn bịa đặt, dễ bị lợi dụng và trở thành những tin tức giả mạo, gây hoang mang và bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
 
Youtube đăng tải hàng loạt các bài viết tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Việt Nam

Hiện nay, số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam thuộc dạng cao so với các quốc gia khác trên thế giới. Trong đó, Việt Nam hiện có 45 triệu người dùng Facebook và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Youtube cao nhất thế giới. Điều đó cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện lý tưởng cho các nhà cung cấp dịch vụ Facebook, Google và Youtube phát triển, chiếm lĩnh thị trường và quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì hiện nay do nhận thức của một bộ phận người dân về mạng xã hội còn thấp nên nhiều người đã lợi dụng mạng xã hội trở thành nơi tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tung tin các vấn đề phản cảm, vi phạm đạo đức, gây nhức nhối trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, các thông tin có nội dung xấu, kích động hằn thù, xúc phạm cá nhân tổ chức, chủ yếu bắt nguồn từ mạng xã hội hoạt động xuyên biên giới đưa vào Việt Nam như: các mạng xã hội Facebook, Google và Youtube,… 

Trước tình hình trên, căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Bộ TT & TT đã ban hành Thông tư số 38 ngày 26/12/2016 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Trong đó, Điều 3 - Thông tư 38 đã quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài sử dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trên mạng, dịch vụ tìm kiếm và các loại hình tương tự khác trên mạng để cung cấp thông tin công cộng mà người sử dụng tại Việt Nam có truy cập hoặc sử dụng dịch vụ. Thông tư khẳng định, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện chính sách phát triển, quản lý thông tin trên mạng.

Điều 3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng tại Việt Nam.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ hoặc có lượng truy cập từ người sử dụng tại Việt Nam từ 01 (một) triệu lượt người trở lên trong 01 (một) tháng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Thông báo thông tin liên hệ cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý thông tin vi phạm theo quy trình được quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Bên cạnh đó, thông tư 38 cũng quy định rõ ràng những điều kiện về kỹ thuật áp dụng cho các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin xuyên biên giới trong bối cảnh có rất nhiều thông tin sai lệnh, thông tin độc hại đang lan truyền trên nền tảng Internet hiện nay, góp phần xây dựng môi trường hoạt động, kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và nước ngoài trên mạng Internet. Theo đó, Bộ TT&TT sẽ căn cứ các quy định tại Khoản 1 Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP để xác định các thông tin vi phạm cần gỡ bỏ hoặc chặn không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập đến. Cụ thể là:

- Khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã quy định rất rõ các hành vi bị cấm cụ thể là lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: Chống lại Nhà nước; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Tiết lộ bí mật nhà nước, quân sự; Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống; Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin sai sự thật...

Ngoài ra, tại khoản 2, Điều 5 Thông tư số 38 ngày 26/12/2016 nhấn mạnh khi phát hiện thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, đe dọa đến lợi ích quốc gia Việt Nam thì cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam sẽ thực thì ngay lập tức các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn thông tin vi phạm không được cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam, đồng thời gửi yêu cầu xử lý thông tin vi phạm theo quy trình được nêu tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này. Biện pháp chặn kỹ thuật chỉ được gỡ bỏ sau khi các thông tin vi phạm đã được tổ chức, cá nhân nước ngoài xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông”
 
Các mạng xã hội phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng khi phát hiện ra các thông tin vi phạm đe dọa đến lợi ích quốc gia Việt Nam thì cơ quan chức năng sẽ thực thi ngay lập tức các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn thông tin vi phạm không được cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam, đồng thời gửi yêu cầu xử lý thông tin vi phạm theo quy trình và các biện pháp chặn kỹ thuật chỉ được gỡ bỏ sau khi các thông tin vi phạm đã được tổ chức, cá nhân nước ngoài xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong vòng 4 tháng đầu năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt 10 trường hợp vi phạm; yêu cầu Google phải gỡ bỏ 2.200 clip nói xấu bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên Youtube. Tới nay Google đã gỡ bỏ hơn 1.000 clip trên Youtube. Trong đó, một tài khoản Youtube có 500 clip nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo. Bên cạnh đó, Google tiếp tục đồng ý phối hợp hành động để gỡ bỏ những thông tin xấu độc trên các công cụ khác và đến cuối tháng 4 ngày, Giám đốc điều hành của Youtube cũng có lịch tới Việt Nam làm việc với Bộ Thông tin - Truyền thông về vấn đề này. Đây là một hành động vô cùng cần thiết, cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo môi trường trong sạch trên không gian mạng và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những đối tượng xấu lợi dụng mạng xã hội để tiến hành các hoạt động gây mất an ninh trật tự.

No comments:

Post a Comment