2017/04/17

"RẬN CHỦ" CHÊ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỘC TÀI - NGỢI CA CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM


Đây là tình trạng của đám "rận chủ" ở trong nước cũng như số tàn dư của Việt Nam Cộng hòa đu càng trốn năm 1975. Như chúng ta thấy trong các bài viết của mình chúng cho rằng chỉ một mình Đảng Cộng Sản lãnh đạo là độc tài, phải có nhiều Đảng phái khác (những Đảng do chúng ảo tưởng lập ra để làm lãnh đạo) thì mới dân chủ, mới công bằng. Tuy nhiên nghịch lý, trớ trêu chúng lại ca ngợi chế độ độc tài gia đình trị của Ngô Đình Diệm, của chế độ Việt Nam cộng hòa thối nát bị dân ta đánh dạt sang Mỹ. Trong các cuộc biểu tình với danh nghĩa "yểm trợ quốc nội" chúng giơ cao cờ ba que (thứ đại diện cho Việt Nam Công hòa), áo quần chúng mặc lên "show" cũng điểm tiết cờ ba sọc, và gần đây nhất là cuộc biểu tình với lý do "tôm cá" mà nhiều trang báo đưa tin do bọn vong nô Việt Nam cộng hòa châm ngòi cũng giương cao cờ ba sọc.

Người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là những người từng sống trong thời chiến, những người đã để lại một phần xương máu của mình lại chiến trường để đổi lấy độc lập, tự do cho dân tộc ngày hôm nay chắc không thể quên được chế độ khát máu Việt Nam Cộng hòa do một tay Ngô Đình Diệm thâu tóm (chính sách cải cách điền địa thu hồi đất của dân trao cho địa chủ, chính sách thà giết nhầm còn hơn bỏ sót để tiêu diệt những người Việt Nam yêu nước). Thể chế Việt Nam cộng hòa không những là bù nhìn, tay sai của để quốc Mỹ, giúp ngoại bang giày xéo dân tộc "rước hổ vào nhà, rước voi về giày mả tổ" mà nó còn là một chế độ độc tài, gia đình trị.

Trong thiên “Điều khoản Căn bản”, điều 2, Hiến pháp 1956 do Quốc hội biểu quyết ngày 20/10/1956 được Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành ngày 26/10/1956, thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa viết rằng “Chủ quyền thuộc về toàn dân” nhưng ngay đoạn 3, điều 3 thì lại xác định “Tổng thống lãnh đạo quốc dân”, nghĩa là tách rời hai ý niệm “chủ quyền” và “quyền lực” ra khỏi nhau. Làm sao nhân dân có thể làm chủ được quốc gia khi Tổng thống - chứ không phải họ - lãnh đạo quốc dân?, dù “quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử và nhiệm vụ lập pháp cho quốc hội cũng do dân cử” (điều 3, đoạn 1). Mà “ủy” theo bản dịch Pháp văn chính thức lại có nghĩa là “phong” (investir) tức là trao toàn quyền. Một cách thực tế, cứ 5 năm, người dân cầm lá phiếu để “phong” một ông Tổng thống để cai trị mình rồi trở về không còn tham dự gì vào quyền lực quốc gia nữa (như dùng quyền truất phế - impeachment – Tổng thống thông qua người đại diện của mình ở Quốc hội chẳng hạn …) . Như ta sẽ thấy rõ trong bản Hiến pháp ở các mục sau, cũng như trên thực tế của 7 năm cai trị, Tổng thống Diệm tập trung trong tay những quyền hành “hợp hiến” to lớn mà Quốc hội chỉ là một bộ phận phụ thuộc được dùng để luật hóa các quyết định chính trị của hành pháp mà thôi. Cũng do đó, tinh thần Tam quyền Phân lập cơ bản được đề ra trong Hiến pháp chỉ còn là chiêu bài xảo trá để đánh bóng cho chế độ mà thôi.

Hai nguyên lý căn bản nhất làm cơ sở chỉ đạo cho hiến pháp 1956 là Chủ quyền của ai và Ai lãnh đạo đã nói lên rất rõ ý đồ của ông Ngô Đình Nhu muốn tập trung quyền lực vào một cá nhân Tổng thống để có thể cai trị một cách độc tài, phản dân chủ. Cho nên ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy quyền Hành pháp của Tổng thống chẳng những đã lấn át quyền của Quốc hội mà có khi còn bao gồm cả tính Lập pháp nữa. Thật vậy, Tổng thống có quyền bổ nhiệm và cách chức tất cảcác công chức dân và quân sự (điều 37), nghĩa là một vị quận trưởng hay một trung úy đại đội trưởng cũng có thể bị ông Diệm, từ dinh Độc Lập, trực tiếp ra lệng miệng cách chức mà không cần thông qua một quy trình của Bộ Nội vụ hoặc bộ Quốc phòng; bổ nhiệm các sứ thần (điều 35), là tổng tư lệnh tối cao của quân đội (điều 37); có quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, huyền án (điều 37); ký kết, phê chuẩn các hiệp định quốc tế, thay mặt quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc (điều 35), tuyên chiến và ký kết hòa ước với sự thỏa thuận của chỉ một nửa túc số quốc hội (điều 36); tuyên bố tình trạng khẩn cấp báo động, giới nghiêm (điều 44); tổ chức trưng cầu dân ý (điều 40). Và vì các vị thẩm phán tối cao đều do Tổng thống bổ nhiệm (và, khác với Hiến pháp Mỹ, bị xem như một công chức nên có thể bị Tổng thống cách chức) nên trên thực tế Tổng thống chẳng những đã trực tiếp nắm gần hết mọi cơ cấu của Hành pháp từ cấp Bộ trưởng, Tướng lãnh cho đến nhân viên hốt rác, anh binh nhì…mà còn có khả năng khuynh loát và điều động Tư pháp nữa....

Vì vậy nếu "rận chủ", lũ tàn dư của Việt Nam Cộng hòa chửi Đảng Cộng Sảng những ca ngợi thể chế thối nát của mình thì không khác gì tự tay bóp dái. Trên thực tế thì mỗi chế độ đều có những ưu điểm riêng của mình, và có một sự thật, chế độ xã hội chủ nghĩa đang ngày càng chứng tối ưu và tính tồn tại tất yếu của mình với sự lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Trung Quốc trước một sự già cỗi trông thấy của Mỹ (một cường quốc tư bản). Không phải cứ một Đảng lãnh đạo là đọc tài bởi vì chế độ đa đảng không phải là dấu hiệu của dân chủ, chế độ một đảng không phải là nguyên nhân của mất dân chủ. Cái gốc để bảo đảm dân chủ hay không dân chủ là tư liệu sản xuất nằm trong tay ai. Dưới chủ nghĩa xã hội tư liệu sản xuất nằm trong tay nhân dân lao động và họ là người làm chủ xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản tư liệu sản xuất nằm trong tay một thiểu số nhà tư bản, nền dân chủ đó là quyền làm chủ của một nhóm tư bản độc quyền. Còn quần chúng nhân dân chỉ là những người bị thống trị. Và cũng vì Chế độ đa đảng trong hệ thống chính trị tư sản chỉ là sự phân chia quyền lực giữa các phe cánh của một đảng lớn duy nhất là đảng của những nhà tư bản độc quyền. Không có một nhà nước nào không phải là nhà nước chuyên chính của một giai cấp. Chỉ có giai cấp tư sản không dám công khai thừa nhận điều đó mà thôi. Thực chất, chế độ đa đảng ở phương Tây, cũng dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản.

CBR

No comments:

Post a Comment