2017/04/25

Chất độc da cam, công lý cần đứng về phía Việt Nam

Kính Chiếu Yêu

Sau nhiều phiên điều trần, xét xử hôm 18/4/2017 Tòa án quốc tế về Monsanto công bố kết luận: tập đoàn Monsanto đã hủy diệt môi trường, xét luật pháp quốc tế. Các thẩm phán xác nhận Monsanto đã gây thiệt hại cho người dân Việt Nam.

Kiến nghị tham vấn công bố ngày 18-4 được xem như kết luận cuối cùng của tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye. Do đây là phiên tòa công dân nên về mặt pháp lý, kiến nghị tham vấn không có giá trị ràng buộc nhưng biểu thị sự lên án của dư luận quốc tế về chất độc da cam mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.


                         Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye (Hà Lan)

Ngày 18-4, bà Françoise Tulkens - chủ tọa tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye (Hà Lan), đã công bố kiến nghị tham vấn dày 60 trang kết luận tập đoàn Monsanto đã vi phạm nhân quyền.

Monsanto kinh doanh các sản phẩm độc hại làm hàng ngàn người thiệt mạng như hoạt chất glyphosate trong thuốc diệt cỏ Roundup hay hóa chất 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid trong chất độc da cam được máy bay quân đội Mỹ rải trong chiến tranh Việt Nam.

Tòa án quốc tế về Monsanto là phiên tòa công dân nhằm đánh động dư luận và thúc đẩy thực thi pháp luật. Trong phiên tòa từ ngày 16-10 đến 18-10-2016, năm thẩm phán chuyên nghiệp từ Argentina, Bỉ, Canada, Mexico và Senegal đã lắng nghe khoảng 30 nhân chứng, chuyên gia, luật sư và các nạn nhân.

Các thẩm phán đánh giá rằng Monsanto đã tiến hành các hoạt động gây tác hại đến môi trường, ảnh hưởng đến các quyền của các dân tộc bản địa và các cộng đồng địa phương.

Về hành vi đồng phạm gây tội ác chiến tranh của Monsanto, các thẩm phán nhận xét không đủ khả năng đưa ra kết luận. Dù vậy, các thẩm phán xác nhận Monsanto đã hủy diệt môi trường và gây thiệt hại cho người dân Việt Nam. Monsanto đã cung cấp phương tiện để tham chiến ở Việt Nam, Monsanto đã biết về việc sử dụng sản phẩm độc hại và có thông tin về tác hại của sản phẩm độc hại đối với sức khỏe và môi trường.

Về vấn đề này, kiến nghị tham vấn đề nghị có thể xúc tiến quy trình tố tụng dân sự và theo đó, các thẩm phán có thể cho ý kiến về hoạt động hủy diệt sinh thái ở Việt Nam căn cứ Quy chế Rome của Tòa án Hình sự quốc tế. 

Chủ tọa phiên tòa Françoise Tulkens, nguyên thẩm phán Tòa án Nhân quyền châu Âu, đánh giá rằng cho dù Monsanto từ chối đến dự phiên tòa theo lời mời của bà, kiến nghị tham vấn vừa công bố vẫn giữ nguyên giá trị.

Chất độc da cam do quân đội Mỹ rải trong chiến tranh Việt Nam từ 1961 đến 1971, được sản xuất bởi các công ty của Mỹ, điển hình là Monsanto;

Ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam. Môi trường bị tàn phá nặng nề, đến nay, sau hơn nửa thế kỷ nhiều nơi vẫn đang gánh chịu hậu quả.

Chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand (quân đồng minh của Mỹ tại Việt Nam) mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ. Các cựu chiến binh Mỹ đã kiện và nhận được tiền bồi thường thông qua một thoả thuận để rút đơn được toà án công nhận.

Các nạn nhân người Việt đã khởi kiện nhưng Toà án Mỹ bác đơn. Hiện nay, các nạn nhân Việt Nam vẫn đang trong hành trình đi tìm công lý và non nửa thế kỷ vẫn chưa được bồi thường. Nhiều nạn nhân đã chết hoặc không thể được hưởng cuộc sống trọn nghĩa. Số còn lại đang vật vã, đau đớn và khốn khổ, mặc cảm vì bệnh tật. 

Chính phủ và quân đội Mỹ dù không thừa nhận tội lỗi nhưng vẫn đang triển khai hợp tác cùng Việt Nam để tẩy rửa chất độc này tại nhiều nơi ở Việt Nam.

Bấy lâu nay, thái độ của chống cộng hải ngoại và dân chủ quốc nội: Im lặng hoặc chửi "cộng sản" bịa chuyện. Gần đây, nhân chuyện sự cố gây ô nhiểm của Formosa, họ biểu tình rất dữ dội, dai dẳng nhưng lại lờ đi chuyện chất độc da cam.

Nhân ngày kỉ niệm 30/4 sắp tới, cùng với phiên tòa lương tâm tại La Haye (Hà Lan) chúng ta hãy lên tiếng vì những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cũng để cho thế giới biết dã tâm của chống cộng hải ngoại và dân chủ cuội.

No comments:

Post a Comment