2017/03/14

Tôn giáo và chính trị

Hoa đất

Giáo hội có thể hoạt động chính trị yêu nước

Liên quan đến sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung, giáo hội Thiên chúa đang thể hiện những bộ mặt hết sức khác biệt. Bên cạnh xu thế chung sức cùng chính quyền khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống của người dân thì một số đấng chủ chăn như Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục (Nghệ An), Trần Đình Lai (Hà Tĩnh) và Hoàng Anh Ngợi (Quảng Bình)… luôn có một trạng thái đối nghịch với chính quyền. Đó là tâm lý hiếu chiến, kích động con chiên cùng chống lại chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước, phá hoại sự bình yên của người dân.

Nguy hiểm hơn, nhiều đối tượng ngoài nước xem đây là thời cơ để lan tỏa hiệu ứng, tập hợp lực lượng, kích động xu thế đối trọng với chính quyền tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Điều này phù hợp với âm mưu mà tổ chức phản động lưu vong Việt Tân ấp ủ bấy lâu nay. Quay trở lại lịch sử, đây là điều không mới nếu không nói là xưa như trái đất. Một lần nữa, chúng ta cần nhận rõ âm mưu này và không được chủ quan, mất cảnh giác trong bối cảnh thế tục hóa tôn giáo đang diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay.

Trước hết, trong quan hệ với tổ chức Giáo hội Thiên chúa, Nhà nước luôn luôn giữ vị trí người bảo hộ về pháp lý, người giúp đỡ tạo điều kiện cho các tôn giáo và các tín đồ của họ thực hiện được nghĩa vụ quyền lợi của người công dân và của người có tôn giáo. Thông qua hệ thống pháp luật, Nhà nước luôn luôn tạo điều kiện để đồng bào, chức sắc các tôn giáo có thể và cần phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội yêu nước, kể cả việc những đại biểu ưu tú của các tôn giáo có thể tham gia các cơ quan dân cử, tham gia Mặt trận Tổ quốc. Như vậy, giáo dân có quyền khiếu kiện Formosa nhưng không phải bằng những hành vi thiếu pháp luật, kích động bạo lực như trong thời gian vừa qua.

Căn cứ vào yêu cầu của Giáo luật và quan điểm của Tòa Thánh Vatican về việc “các tu sĩ chức sắc không được can dự vào các hoạt động chính trị thế tục”, có thể nhận thấy những hoạt động cực đoan của các chức sắc Thiên chúa giáo thời gian qua đã không còn là hoạt động tôn giáo đơn thuần. Nhiều đối tượng đã công khai móc nối, nhận sự chỉ đạo và tài chính từ bên ngoài để cổ vũ cho các hoạt động chống đối bên trong. Suy cho cùng, mục đích chính trị trong việc lợi dụng khiếu kiện Formosa đã rõ. Đấy là sự đi ngược lại với quan điểm của Tòa Thánh.

Tuy vậy, các đối tượng này vẫn xuyên suốt “ngụy trang”, che đậy mục đích động cơ cá nhân với quan điểm biểu tình chống Formosa là thể hiện lòng yêu nước trong các hoạt động chính trị xã hội của đông đảo các tín đồ chức sắc. Điều này liệu có hợp lý khi chính họ đã chà đạp lên lợi ích quốc gia dân tộc, gây bất ổn tình hình chính trị trong nước từ các hoạt động kích động khiếu kiện của mình. Bởi giáo huấn “người Công giáo tốt trước hết phải là người công dân tốt” đang bị các đối tượng cố tình quên lãng. Bởi không chỉ Công giáo mà bất cứ tôn giáo nào cũng đều nằm trong cộng đồng dân tộc và trong một quốc gia nhất định. Do đó, những người hoạt động tôn giáo, bên cạnh việc hành đạo phải tôn trọng pháp luật của Nhà n­ước Việt Nam.

Gần đây nhất, năm 1998, chính quyền Mỹ đã cho ra đời đạo luật HR 2431 “Luật tự do tôn giáo quốc tế”, luật này cho phép Tổng thống Mỹ áp dụng 8 biện pháp ngoại giao, 7 biện pháp kinh tế để trừng phạt một n­ước, khi n­ước đó bị xác định là “vi phạm tự do tôn giáo”. Như­ vậy, nhiều vấn đề tôn giáo trở thành một nhân tố nằm trong đường lối chính trị, ngoại giao của Mỹ. 

Nhận diện về hoạt động lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị là vấn đề không mới. Vì vậy, để đảm bảo tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH, Đảng Nhà nước Việt Nam cần thực hiện chính sách bình đẳng, tự do tôn giáo, vừa kiên quyết đấu tranh bóc tách mặt phản động, ngăn chặn các hoạt động hỗ trợ cho các đối tượng chống đối trong nước từ bên ngoài; phản kích, vô hiệu hoá các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Nhà nư­ớc ta, kích động tư­ tư­ởng, hoạt động chống đối từ bên trong của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo.

No comments:

Post a Comment