2017/03/16

Thương tích của ả Đỗ Thanh Vân và âm mưu dàn dựng hình ảnh

Ả Đỗ Thanh Vân để "máu mê chảy be bết" trên khuôn mặt những xem ra không muốn ai cầm máu giúp và chỉ nhăm nhăm cầm máy điện thoại quay hình, chụp ảnh. Chỉ sau 1 ngày xảy ra vụ xô xát không biết tình hình thương tật của ả như thế nào...

Tin đấu trường dân chủ cùng bạn đọc bàn luận tiếp tục về câu chuyện "ăn vạ" thời đại @ thế kỷ 21 này thông qua vụ việc của Nguyễn Viết Dũng và ả Đỗ Thanh Vân. Không cần phải nhắc lại, từ ngày hôm qua (14/3) đến ngày hôm nay (15/3) khắp các diễn đàn hình ảnh về một người đàn ông và một người đàn bà "máu mê bê bết" nhưng tay vẫn cầm điện thoại quay phim, chụp ảnh. Có rất nhiều người chứng kiến nhưng xem ra không ai giúp hoặc cặp đôi này cũng không muốn được giúp vì sợ mất dấu vết trên mặt. Vì sao lại vậy ?

Ả Đỗ Thanh Vân và Nguyễn Viết Dũng đang cố gắng tạo dáng để chụp hình mà không quan tâm xem mình bị như thế nào


Quả thật, vẫn có chuyện ngược đời vẫn thường xảy ra nhưng nếu xảy ra ở người có vấn đề về thần kinh thì đã đành nhưng lại xảy ra ở một người bình thường thì đó là điều cần phải xem xét. Đỗ Thanh Vân dường như cố tình làm cho vết máu trên khuôn mặt càng loang ra càng tốt để chứng minh rằng "có người đánh, có máu đổ" và cũng nhanh chóng chớp thời cơ ghi lại những hình ảnh đó. Tại sao cứ phải chụp ảnh ? phải chăng để làm chứng cứ chứng minh về hành vi đánh người của một thanh niên ? Chứng cứ thì có nhưng chúng không để sử dụng để chứng minh trước công lý về mức độ thương tật mà để chứng minh "khả năng chống cộng" của mình. Vậy, thì đã rõ khi một người bị thương lại không quan tâm đến việc "chữa thương" mà chỉ quan tâm đến việc ghi lại hình ảnh thương tích. Mưu đồ của việc sử dụng hình ảnh này là gì ? chắc độc giả cũng đã nhận ra hai mục tiêu mà chúng sử dụng: Một mặt, cung cấp cho các tổ chức phản động để thực hiện ý đồ "vu vạ" nhưng mặt khác, là chứng cứ "ghi điểm" (ghi điểm-được tính thành tiền, được trả theo sự vụ và cấp độ).  

Chỉ sau một ngày, hình ảnh ả Đỗ Thanh Vân với thương tích khá "nặng", nặng đến nỗi mà nhiều người không thể nhận ra (giữa hôm xảy ra sự vụ) với hôm nay. Cận cảnh vết thương mới thấy được mức độ thương tật đến mức độ nào. Về vấn đề này, Tin đấu trường dân chủ miễn bình luận và để cho bạn đọc tự kiểm chứng thông qua ảnh chụp lại vết thương của Đỗ Thanh Vân (ảnh dưới).

Kiểm chứng vết thương của Đỗ Thanh Vân và nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao ảnh trên hình như máu chảy ra từ trán bên phải nhưng vết thương lại ở trán bên trái cho thấy ả tạo dựng khá thành công khuân mặt "máu mê bê bết" đến mức độ nào


 Nhìn ảnh trước-sau và đối chiếu với clip, ảnh phát tán trên mạng khác mà các blog, báo đài đưa tin thì chúng ta nhận ra vấn đề gì ? Quả thật, diễn xuất của những "nghệ sĩ dân chủ đường phố" quá điều luyện đến mức khó tin và cũng có thể coi họ như những "ảo thuật gia dân chủ đường phố". Song, vấn đề đặt ra là quan niệm, cách nhìn nhận sự việc của chúng ta như thế nào đó mới là điều quan trọng. 


Chúng tôi tạm khép lại việc bình luận ai là người gây ra thương tích cho Đào Thanh Vân vì đã có bài viết về vấn đề này (Lại trò vu cáo công an đàn áp Dũng phi hổ và người tình) nhưng điều chúng tôi muốn nhắc đến đó là cách chúng ta xử lý thông tin. Nếu chỉ nhìn vào những bài viết, thông tin "trôi nổi" trên mạng xã hội, các diễn đàn, blog, thậm chí cả những trang tin nước ngoài như BBC, RFA,... thì rõ ràng "mọi vấn đề đã bị thổi phồng lên một cách quá đáng". Theo đó là những luồng suy diễn, phán xét về chế độ, về chính quyền, về nhà nước. Nếu chúng không thực sự tỉnh táo thì dễ dàng rơi vào "vở kịch" đã được dàn dựng từ trước thông qua "diễn biến tâm lý" của con người. Với tình huống này, chúng ta chỉ có thể biểu hiện "yêu và ghét"; "cảm thông và căm thù", "chia sẻ và uất hận";... Đó là những biểu cảm nhưng lại tác động đến ý chí, hành vi của con người và làm cho những người ở trong trạng thái đó thực hiện hành vi của mình theo "cảm xúc". Nếu bạn "cảm thông" với Đào Thanh Vân thì bạn sẽ quay sang "chống" lại những người được cho là tạo ra nghịch cảnh và như vậy, vở kịch đã phát huy tác dụng.

Mỗi vở kịch do thế lực thù địch "dàn dựng" chỉ mong nhận được một người cảm thông thì họ đã thành công và cứ như vậy số lượng người theo họ sẽ ngày càng tăng cao. Điều này cũng lý giải rằng vì sao mỗi lần họ "xuất trận" (xuống đường) chỉ mong tạo được cớ để gây "đổ máu", nhất là do lực lượng chấp pháp gây ra bất kể vì lý do gì. Nếu những người chứng cứ tận nơi sự vụ này mới hiểu được vì sao ả Đào Thanh Vân lại "chanh chua" đến thế? lại "lăng loàn" đến thế ? đó là âm mưu "kích tướng" làm cho đối tượng căm thù mình và nếu người bị kích không đủ bản lĩnh kiềm chế ắt sẽ phải xuống tay. 

Chúng tôi những người Việt Nam luôn trung thực, khách quan về vụ việc chỉ muốn rằng chúng ta hãy thực sự "bình tĩnh" trước các đối tượng phản động mưu mô xảo quyệt và thận trọng trước những thông tin mà họ đưa ra. Điều quan trọng phải thực sự "tỉnh táo" để đánh giá, nhìn nhận và không nên bày tỏ cảm xúc khi chưa có chứng cứ rõ ràng. 

No comments:

Post a Comment