2017/03/20

Quá trình hoàn lương của Lê Công Định còn xa vời

Hoa đất


Trước ngày vào tù chấp hành án "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", Lê Công Định là một cái tên khá nổi tiếng trong giới trí thức Sài Thành. Vợ đẹp, quan hệ xã hội rộng rãi và tầm trí thức đủ vươn tầm thế giới, mọi thứ đều ủng hộ con người này. Ấy vậy mà chỉ với cái tôi cá nhân cao ngất ngưởng cùng những suy nghĩ lệch lạc, giản đơn, Định đã phủ nhận lại mọi thành quả mà cha ông đã gây dựng nên. Mức án 3 năm cho những kẻ học đòi làm lãnh tụ vẫn là sự khoan hồng của pháp luật dành Lê Công Định so với những kẻ cứng đầu khác.

Ngày 6-2-2013, Lê Công Định được ra tù trước thời hạn. Ngỡ rằng sau khi được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước, Lê Công Định sẽ rút ra bài học để làm lại cuộc đời. Song cái đỉnh cao của sự nghiệp đã qua cộng hưởng với sự trân trọng mà xã hội dành cho Định đã mờ nhạt, dường như khó tìm ra lối thoát giúp con người này hoàn lương một cách thực sự.

Mấy ngày qua, Định lại tiếp tục thể hiện bộ mặt tráo trở. Ngày 16/3/2017, hắn chia sẻ trên trang cá nhân:

Ảnh trên Face Lê Công Định


Muốn Thoát Trung, phải Thoát Cộng.

Muốn Thoát Cộng, phải Thoát Hồ.

Thoát Hồ không có nghĩa là chọn cách lăng mạ Hồ Chí Minh, hoặc đàm tiếu về đời tư ông nhằm hạ bệ hình tượng, mà nhiều người mù quáng tin là thiêng liêng.

Thoát Hồ là thoát khỏi di sản tư tưởng và đường lối mà ông đã chủ trương khi mang chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam và dẫn dắt ĐCSVN vào con đường thần phục Trung Cộng tuyệt đối.

Thoát Hồ để thấy ngọn cờ giải phóng dân tộc đánh Pháp, đuổi Mỹ trong quá khứ thực chất là chiêu bài đưa Việt Nam rời khỏi quỹ đạo phương Tây, từng bước chui vào gông cùm nô lệ giặc Tàu.

Trước hết cần hiểu về vấn đề “thoát Trung”. Đây là quan điểm được một số cá nhân thiếu thiện chí đưa ra gần đây, nhất là từ khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông, đụng chạm tới tình cảm thiêng liêng nhất của người dân Việt Nam là tinh thần yêu nước, đặt Việt Nam trước nguy cơ bị xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ. Trước tình hình đó, Nhà nước và nhân dân Việt Nam phải làm tất cả mọi biện pháp cần thiết và có thể để bảo vệ chủ quyền. Và ý kiến “thoát Trung” được một số người nêu ra như là một trong những cách để bảo vệ chủ quyền.

Nhưng thật sự có phải thoát Trung như các đối tượng (trong đó có Lê Công Định) suy diễn. Kế thừa truyền thống yêu hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa của dân tộc, chúng ta kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, các thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc, thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam - Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Việt Nam không dựa vào bên nào để chống lại quốc gia khác. Việt Nam ý thức tự chủ dân tộc, phát huy sức mạnh tự lực kết hợp với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế là vấn đề luôn được đặt lên trên hết. Nếu chỉ trông chờ vào sự “thương hại” của các nước khác, chắc chắn Việt Nam sẽ dễ rơi vào tình trạng lệ thuộc, bị mặc cả. Như vậy, thoát Trung chỉ là suy nghĩ thiển cận của Lê Công Định mà thôi.

Tiếp đến, có phải để thoát Trung thì cần phải thoát Cộng? Về cơ bản đây chỉ là tâm lý thù hằn chế độ trong những suy nghĩa của Lê Công Định. Hắn đang cố tình lợi dụng tâm lý bảo vệ chủ quyền của nhân dân để kích động, lèo lái từ vấn đề “thoát Trung ” sang vấn đề “thoát Cộng”. Thực tế, chế độ XHCN mà nhân dân Việt Nam lựa chọn không lệ thuộc vào chế độ XHCN ở Trung Quốc. Vì vậy, hoàn toàn sai lầm khi khẳng định rằng để thoát Trung thì cần phải thoát Cộng.

Giở thói vu khống, Định còn phủ nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thành quả mà cách mạng đã đạt được. Chẳng ai lại đi tôn vinh cái thời kỳ nô lệ dưới trướng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như Định suy diễn. Có thể hắn không phục, không thích chế độ XHCN nhưng không thể phủ nhận đất nước được độc lập, tự chủ như ngày hôm nay đã phải đánh đổi bởi xương máu của biết bao thế hệ. Đi tôn vinh Pháp, Mỹ đi đô hộ nước mình chỉ có thể là bộ óc phá hoại của Lê Công Định.

Nghe ra, khi vẫn ấp ủ hi vọng lật đổ chế độ, quá trình hoàn lương của hắn còn hết sức xa vời.

No comments:

Post a Comment