2017/03/16

Nguyên Ngọc-Một nhà văn lầm lạc

Nhắc đến Nguyên Ngọc chúng ta thường nói đến một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt là đối với chiến trường Tây Nguyên. Nguyên Ngọc từng nổi tiếng với các tác phẩm đã đi vào lịch sử của cả dân tộc Việt Nam như: Đường chúng ta đi, Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Đất Quảng…. Và chắc hẳn mỗi chúng ta không thể nào quên được giọng văn hào hùng, đầy nhiệt huyết khi đọc tác phẩm “Rừng xà nu” - một tác phẩm nổi tiếng của Nguyên Ngọc khi miêu tả về khí chất con người cũng như cuộc chiến tranh xảy ra trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Chính bởi những tác phẩm này, nhà văn Nguyên Ngọc đã có những đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc trên mặt trận văn hóa nghệ thuật phục vụ kháng chiến.

Khái lược sơ qua về nhân thân, lai lịch của nhà văn Nguyên Ngọc có thể thấy rõ nhiều điểm nổi bật:

Nhà văn Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5/9/1932. Ông quê ở xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam khi tuổi đời còn rất trẻ (đang học trung học phổ thông), Nguyên Ngọc tham gia chiến trường chính ở mảnh đất Tây Nguyên, thuộc Liên khu V lúc bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Trong thời kỳ đổi mới và phong trào Cởi mở, ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài...

Nhà văn Nguyên Ngọc (ngoài cùng bên phải)



Có thể nói, đối với các nhà văn cùng thế hệ Nguyên Ngọc xứng đáng là người bạn đồng nghiệp tin cậy; đối với đất nước, ông là người nghệ sĩ kinh qua hai cuộc chiến tranh vĩ đại và có những đóng góp to lớn cho dân tộc Việt Nam.

Tuy vậy, trải qua những thăng trầm biến cố, trong cuộc đời của Nguyên Ngọc cũng đã từng có những quyết định sai lầm: Ông cũng từng tham gia phong trào quần chúng biểu tình phản đối việc gây hấn, xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông năm 2011 trong bối cảnh có sự ngăn cấm; Là một con người tự đánh giá mình quá cao, Nguyên Ngọc đã đưa ra đề cương “Đổi mới nền văn học Việt Nam” theo quan điểm của riêng cá nhân ông. Nguyên Ngọc đưa ra thuyết “tự chọn món ăn” - có thể hiểu nôm na là theo ông ở trong văn học, mọi người muốn viết gì thì viết và các tác phẩm không cần phải qua một cơ quan nào để kiểm duyệt; bên cạnh đó, ông quan niệm và đưa ra cách nhìn về văn học của những năm 1945 vào thực tế văn học Việt Nam lúc bấy giờ, nó hoàn toàn không phù hợp và làm kìm hãm sự phát triển của Văn học Việt Nam.

Chính từ lối suy nghĩ và hành động đó, trong thời gian gần đây nhất, Nguyên Ngọc không được bầu vào Ban Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Và cũng từ đó, ông bộc lộ tư tưởng bất mãn, chống đối cao độ. Cách đây không lâu, ông đứng ra chủ trương thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” do chính ông làm Trưởng ban.
Thực chất khi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” đó là Nguyên Ngọc muốn thông qua đó để thành lập tổ chức mang danh “xã hội dân sự” để lừa bịp và tập hợp quần chúng, đến một lúc nào đó đủ mạnh sẽ tuyên bố công khai hóa thành các đảng phái đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Và thực tế sau khi ra đời, “Văn đoàn độc lập” đã phủ nhận mọi công lao của Hội Nhà văn Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam cũng như với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Với bản chất không có gì tốt đẹp đó cho nên sau khi hô hào thành lập, Nguyên Ngọc chỉ lôi kéo được một số người có tư tưởng bất mãn, chống đối chế độ đi theo bước chân của ông như một số nhân vật có tai tiếng: Nguyễn Quang A, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng, Phạm Xuân Nguyên….
Như vậy, cũng chỉ trong một thời gian không dài, riêng đối với nhà văn Nguyên Ngọc đã mất đi tinh thần, ý thức của một người đảng viên Đảng Cộng sản, mất đi khí chất của một người lính hùng tráng năm xưa. Ngày nay khi nói đến Nguyên Ngọc, người ta không nghĩ về một nhà văn với những tác phẩm bất hủ của mình mà thay vào đó, họ đang thầm tiếc nuối cũng như bày tỏ sự tức giận đối với một con người muốn đi ngược lại với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Sự xuống cấp trong con người của nhà văn Nguyên Ngọc là như thế đó.

No comments:

Post a Comment