2017/03/02

CÔNG GIÁO LIỆU CÓ TỰ DO TÔN GIÁO




Ảnh minh họa lễ rủa tội cho trẻ sơ sinh

Tôi được biết rằng Tự do tôn giáo là quyền được thực hiện các hành vi tôn giáo, theo đuổi một tín ngưỡng của một cá nhân một cách tự do. Nó được nhiều người cho là một trong những quyền tự do căn bản của con người. Chiểu theo cách hiểu đó, với phép rửa tội cho trẻ sơ sinh trong Công giáo thì liệu rằng tôn giáo này có tự do? Bạn bè tôi, thậm chí có cả những người trong công giáo cũng đã thắc mắc, một đứa trẻ vừa được sinh ra, não trạng chưa phát triển, chưa nhận thức được những việc mình làm, chưa hiểu được những vấn đề xung quanh, nhưng nó đã phải làm phép rửa tội và mặc nhiên trở thành người công giáo, vậy đó là quyền tự do hay là quyền áp đặt. Nhiều người đã than vãn rằng, nếu sinh ra mà không cho con đi rửa tội thì Cha nói chết sẽ không được lên thiên đường, sẽ không được giải thoát khỏi tội lỗi và được tái sinh làm con Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Ki-tô, không được tháp nhập vào thân mình mầu nhiệm của Đức Ki-tô là Hội Thánh và tham phần vào sứ mạng cao cả của Hội Thánh, vậy đây có phải là vấn đề mà như một số người vẫn nói đó là dùng thần quyền giáo lý để ép buộc người khác theo một tôn giáo hay không?

Thiên đường là gì? Nó ở đâu? nó như thế nào? Liệu rằng những người đã được làm phép rửa tội hay những vị chủ chăn đã thấy được Thiên đường ấy chưa? Trong khi cuộc sống hiện tại có hàng triệu triệu người theo công giáo vẫn phải chịu cảnh nghèo khó? Một đứa trẻ sinh ra làm sao có tội? kể cả khi chúng ta vẫn thường nghĩ rằng đời cha ăn mặn đời con khát nước, nhưng liệu sau lần rửa tội tương lai đứa trẻ đó có phải gánh chịu tội lỗi trước đó không? Vậy tại sao nhiều trẻ em Công giáo không được sung sướng như bao đứa trẻ khác mà vẫn phải chịu một cuộc sống khổ sở? Tôi nghĩ rằng tội lỗi cần được sửa chữa bằng những hành động thực tế chứ không phải bằng những phép màu nhiệm? Rồi chưa kể sau khi đứa trẻ đó lớn lên, rồi nhiều người trong số đó có những hành vi phạm tội, thậm chí là giết người, nhưng hình phạt cho những tín đồ là gì? Là "xưng tội", đơn giản chỉ là một hành động thừa nhận và sau đó mọi việc dường như chưa từng xảy ra. Trên thế giới vẫn tồn tại hàng trăm linh mục là yêu râu xanh, ở Việt Nam thì có những linh mục đội lốt quỹ giữ như Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, nhưng họ vẫn không bị giáo hội Công giáo trừng trị, vậy nên dẫn đến hệ quả là những con số linh mục yêu râu xanh, phạm tội ngày càng tăng.

Vậy phép rửa tội mang đến lợi ích gì? Hay như nhiều người vẫn nói, nó là cách ép buộc người khác theo Công giáo? Tại sao Công giáo không như bao nhiêu tôn giáo khác không để cho một người khi đủ 18 tuổi (khi mà có đủ sự chính chắn và thật sự trưởng thành) mới lựa chọn có nên theo Công giáo hay không? Và theo tôi biết theo luật của Công giáo thì không có thủ tục để một người rời bỏ hay nói cách khác là từ đạo, mà đã vào là sẽ theo suốt đời, chưa kể là tiếp tục kéo sợi giây ràng buộc cho thế hệ sau để Công giáo mãi "chỉ có" phát triển. Vậy, đâu là tự do tôn giáo?

Đã từng được nghe: Từ thế kỷ XV-XVII, để phục vụ cho công cuộc mở mang thuộc địa đến các vùng đất xa xôi, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha và Pháp đã biết dựa vào thế lực của giáo hội Công giáo (Tòa Thánh Va Ti Căng). Với danh nghĩa của những người đi "mở mang nước Chúa", "cứu chuộc những đứa con tội lỗi ở trần thế", "khai hóa văn minh", giáo hội Công giáo đã đóng vai trò như một lực lượng mở đường cho công cuộc chinh phục thuộc địa của thực dân. Mặt khác, thông qua đó giáo hội cũng đạt được một số mục đích như: đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, mở rộng địa bàn ảnh hưởng, thu nạp thêm nhiều tín đồ, củng cố và nâng cao vị thế của giáo hội Công giáo trên thế giới. Và thực tế, trong những năm gần đây, ở Việt Nam chúng ta xảy ra hàng chục vụ việc linh mục kích động người dân biểu tình gây rối an ninh trật tự (gần đây nhất là vụ việc Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động 600 giáo dân biểu tình, ném đá vào lượng chức năng), rồi đã có những thông tin phản ánh việc những linh mục này nhận tiền từ nước ngoài để chỉ đạo các giáo dân trong nước tiền hành gây rối. Vậy đây có phải là cái "Chiến lược diễn biến hòa bình" mà người ta vẫn thường bảo (là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, đứng đầu là Mĩ nhằm lật đổ chế độ chính trị – xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự”. Sử dụng mọi thủ đoạn phi quân sự, kết hợp với răn đe quân sự để ngầm phá từ bên trông, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền. Kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc. Triệt để khái thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Nhà nước hiện hành, tạo nên sức ép ngày càng lớn buộc lãnh đạo nhà nước phải từng bước chuyển hoá, thay đổi đường lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng đối lập).


CBR

No comments:

Post a Comment