2017/03/19

CÓ HAY KHÔNG CUỘC CHIẾN QUYỀN LỰC GIỮA NGUYỄN VĂN LÝ VÀ NGUYỄN THÁI HỢP?

Con đường phía trước

Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 3, linh mục “lão làng” Tedeo Nguyễn Văn Lý lên tiếng đại diện cho tổ chức Quốc dân Việt liên tiếp 3 lần phát đi lời kêu gọi Tổng biểu tình trên phạm vi cả nước. Mặc dù các cuộc biểu tình chẳng đi tới đâu, thậm chí, còn bị chính các đối tượng dân chủ trong nước: Nguyễn Lân Thắng, Trương Minh Tam,… công khai nghi ngờ về hiệu quả và cách tổ chức, nhưng linh mục Lý vẫn liên tiếp thêm các cuộc tổng biểu tình khác. Nhiều người đặt câu hỏi: tại sao biểu tình không thu hút được ai mà ông Lý, một cụ ông đã hơn 70 tuổi rồi vẫn “cố đấm ăn xôi” như vậy? Phải chăng ông ta đang cố thể hiện mình, để giành lại quyền lực trong đám chống cộng cực đoan trong tôn giáo – vị trí mà đang bị Nguyễn Thái Hợp cướp mất?


Có lẽ, Nguyễn Văn Lý không thể quên quá khứ “hào hùng” của mình, liên tục vào tù ra tội, đến nỗi, chẳng có nhà tù nào mà xa lạ với Lý. Tuy nhiên, chính quá khứ đó đã mang lại cho Lý không ít tiền bạc, tiếng tăm từ các đám chống cộng ở hải ngoại, đám cực đoan trong tôn giáo ở trong nước. Có những lúc, Nguyễn Văn Lý trở thành người anh hùng trong mắt chúng, đặc biệt từ phiên tòa “bịt miệng” 3/2007. Lúc đấy, Lý trở thành trung tâm của truyền thông chống cộng, đâu đâu cũng đòi tự do, quyền lợi cho ông ta, tiền bạc, quà cáp gửi về tới tấp, sức khỏe của ông ta được các trang mạng hàng ngày. Nhưng “lòng người dễ đổi”, Lý đâu ngờ bao nhiêu ngày tù tội vì màu cờ dân chủ, lại bị chính đám dân chủ trong nước bỏ rơi. Tên tuổi Nguyễn Văn Lý dần rơi vào quên lãng cùng với thời gian ông ta ở tù, đến nỗi, ngày 20.5.2016 vừa qua ông ta ra tù, chẳng còn ai đưa tin, chẳng còn ai đưa đón chào mừng ngoài một số linh mục tại Tòa tổng giám mục Huế - nơi ông ta bị quản thúc.

Vì sao vậy? Vì lúc đó, đám chống cộng trong nước đang hướng tới một ngôi sao đang lên, cũng là một linh mục – Nguyễn Thái Hợp. Đang quản lý giáo phận Vinh, đúng vào thời điểm sự cố Formosa xảy ra, Nguyễn Thái Hợp đã nhanh chóng chiếm lấy thời cơ, tập hợp đám đệ tử: Anton Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục,… kích động giáo dân biểu tình gây rối, thu hút sự quan tâm, tài trợ của đám chống cộng cả ở trong và ngoài nước. Nhờ sự việc này, Nguyễn Thái Hợp đã vươn lên thành quyền lực đáng gờm trong đám tôn giáo cực đoan ở trong nước, khiến người ta hoàn toàn quên đi vị trí của cha Lý trước đây.

Quyền lực, tiền bạc mất, sự tôn vinh không còn, phải chăng Nguyễn Văn Lý đang cố gắng giành lại tất cả từ bàn tay Nguyễn Thái Hợp thông qua kêu gọi Tổng biểu tình?

No comments:

Post a Comment