2017/03/09

ĐÂY CÒN LỚN HƠN SỰ BỆNH HOẠN


Tôi đã phải thốt lên như thế khi đọc bài viết của tác giả ký tên là Emily sau cái chết của nữ Trung úy tử vong trong vụ xe sang Range Rover gặp nạn trên cầu Sài Gòn. 

Hết sức đồng ý với quy luật nhân quả, ác giả, ác báo nhưng câu chuyện sẽ được nói ra sau đây không thể chấp nhận và tha thứ được dù dưới góc nhìn nào đi nữa. 

Dẫn dắt câu chuyện từ lời kể của một nạn nhân trong cuộc bắt bớ vào năm 2016 nhưng Emily (tác giả của câu chuyện) xin được tạm giấu tên cho nhân vật của câu chuyện (người kể chuyện) vì lí do an toàn cho anh ta. Toàn văn của câu chuyện như sau: 

“Năm ngoái, khi anh tham gia biểu tình chống Formosa xả thải tháng 5-2016 thì bị CA hốt về Sân vận động Hoa Lư, sau đó giải về phường nơi anh cư ngụ là CA quận 10.

Con Thảo này và em trai nó (không rõ là em ruột hay em họ), trong lúc tạm giam đã có chửi bới anh “Ba tao là Đại tá, sang năm tao lên tá là mày bỏ mạng, ăn no dư giả đi quậy phá hoài”, Còn em trai nó thì đánh đập anh. Nó giam anh ở CA Q.10, sau đó thì thả anh về, anh mất 1 điện thoại và bầm dập người kg nặng nề nhưng rất đau nhức, do chúng nó mặc thường phục và tấn công chủ yếu nhắm vào đàn ông và thanh niên…”. 

Lí giải nguyên nhân đưa câu chuyện này sau cái chết của nữ Trung úy Công an, Emily viết thêm: "Vì sao Emily đưa ra câu chuyện này sau cái chết của Thảo, để chúng ta thấy rằng, đừng trách những người Dân hả hê, vui mừng khi nghe tin bất kỳ Cán bộ hay Công an nào chết. Bởi lẽ, những thành phần quen thói dựa vào quyền thế, ngang tàn đàn áp và ăn trên xương máu của Dân, khi họ ngã xuống chẳng ai thương tiếc, đó cũng là điều dễ hiểu.

“Đời có vay, có trả” Đó là cũng là lời cảnh tỉnh đến cho những người CA hay Cán bộ, hãy sống sao để khi nhắm mắt khỏi phải cay đắng nhận sự nguyền rủa của mọi người !!!". 

Vậy nhưng, dù câu chuyện đã được dàn dựng khá khách quan cũng như khỏa lấp gần như tuyệt đối những chi tiết có thể bị vạch mặt. Song không quá khó nhận ra dụng công của tác giả này khi viết những dòng này bởi suy cho cùng đó là cách Emily và Thuy Trang Nguyen đang biện hộ cho hành bệnh hoạn của những kẻ như Thuy Trang Nguyen khi thể hiện sự vui mừng khi chứng kiến một cái chết của một người của chính quyền Cộng sản, của lực lượng Công an. Xem thêm: SỰ BỆNH HOẠN ĐẠT ĐẾN ĐỈNH ĐIỂM bên dưới.
Stt gây tranh cãi và bị lên án của FB Thuy Trang Nguyen (Nguồn: Ảnh chụp từ FB). 

Đó là chưa nói tới việc, câu chuyện được nói ra có không ít vết sạn cho thấy đó là sản phẩm của một sự hư cấu có chủ đích. Chi tiết nói rằng người cùng tham gia với nữ Trung úy Công an (được xưng là Thảo) là "em trai nó (không rõ là em ruột hay em họ)" là điều hết sức phi lý bởi theo một người thạo chuyện thì chuyện hai người anh em, thậm chí là họ hàng công tác cùng một đơn vị đã hiếm, việc làm cùng một tổ, một ca kíp lại càng hiếm hơn! 

Việc dấu tên nhân vật câu chuyện với lí do để đảm bảo an toàn cho người này cũng hết sức khả nghi, bởi ở Việt Nam đã không quá hiếm ở Việt Nam. Sự lên tiếng của những người tham gia các cuộc biểu tình gần đây sau sự cố môi trường biển ở miền Trung do công ty Formosa đã, đang là chuyện thường ngày ở huyện! Cái lí lẽ để đảm bảo an toàn cho người đó mà dấu tên là thiếu thuyết phục! 

Câu chuyện được nói ra và việc vin vào quy luật nhân quả, ác giả, ác báo vì thế cho thấy tâm hồn, nhân cách của người viết ra câu chuyện này - Emily đã khuyết tật đến độ không có bất cứ một ngôn từ nào để diễn đạt và chỉ có thể nói rằng: Đây không còn là sự bệnh hoạn, sự quái thai thông thường mà nó đã vượt ngưỡng. Nó thuộc về một địa hạt công bằng mà nói thì họ không còn được gọi và xứng đáng với hai từ con người như ý nghĩa nguyên bản của nó! 



SỰ BỆNH HOẠN ĐẠT ĐẾN ĐỈNH ĐIỂM



Bức ảnh bên đây được chụp lại từ màn hình FB của Thuy Trang Nguyen sau khi đọc xong bài viết "Cô gái tử vong trong vụ xe sang Range Rover gặp nạn trên cầu Sài Gòn là Trung úy Công an"trên Kenh14.vn. 

Về lai lịch của FB Thuy Trang Nguyen, xem thêm: Tại đây

Cô gái xấu số trong vụ tai nạn ra đi khi tuổi đời mới 28. Cái chết trẻ khiến cho câu chuyện trở nên bi thảm hơn, ám ảnh hơn! 

Và lẽ ra với một thực tế như thế, cùng là giới nữ với nhau, FB Thuy Trang Nguyen phải buồn, phải tiếc thương và cầu nguyện cho nữ Trung úy Công an xấu số này! 

Nhưng cô đã làm điều ngược lại khi cảm thấy vui hơn từ cái chết này! Đó không còn là sự vô cảm bình thường mà đó đã trở nên cấp độ bệnh hoạn, thú tính! Và chúng ta thử hỏi rằng nếu như những kẻ như thế này được trao quyền lãnh đạo xã hội thì liệu điều gì sẽ xảy ra. Tôi thì tin rằng, nó còn khủng khiếp hơn những gì đã từng hiện diện dưới chế độ Pol Pot - Ieng Sary ở Campuchia bởi với họ sự chết chỉ là chuyện bình thường chứ không có gì lớn lao thì không có gì là họ không làm được! 

Cái sự đáng buồn hơn là stt của FB Thuy Trang Nguyen không những không bị phê phán, lên án và tẩy chay mà nó còn được hưởng ứng. Con số 1,7 ngàn người Like stt này ở thời điểm chụp màn hình cho thấy vẫn còn có không ít những tâm huyết khuyết tật, chết não đến rợn người và hãi hùng! 

Rõ ràng xã hội luôn có những tiêu cực, bản thân mỗi nghề nghiệp luôn có những vấn đề nội tại của nó. Nghề Công an cũng nằm trong chuỗi quy luật đó. Nhưng không phải bất cứ ai, toàn bộ họ đều xấu, đều có vấn đề! Vậy nên sự hoan hỉ trước cái chết của một người chỉ vì họ làm cái nghề đó, họ thuộc về thể chế chính trị đó là bệnh hoạn và nhẫn tâm! 

Một chế độ còn tiêu cực, còn có vấn đề thì còn thuốc chữa và khắc phục. Nhưng một xã hội dửng dưng và cười cợt lên sự chết chóc thì xã hội đó sẽ không còn cơ may cứu vãn! 

An Chiến 

No comments:

Post a Comment