2017/02/28

TUYÊN BỐ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ KHÔNG ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN VIỆT NAM

Sau khi một số thành viên tích cực phá hoại nhất của các hội nhóm dân chủ trá hình bị bắt và xử lý, tổ chức “xã hội dân sự” đã đưa ra một bản tuyên bố gửi cho phái đoàn châu Âu EU vào ngày 24/2. Không phải tình cờ mà các đối tượng xấu đưa ra bản tuyên bố vào thời điểm này bởi lẽ đây là thời điểm Việt Nam đang vận đồng EU thông qua Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam. Mục đích của những kẻ giả danh dân chủ này là ngăn cản bước tiến phát triển của Việt Nam, chia rẽ đất nước ta với các quốc gia khác trên thế giới.
TUYÊN BỐ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ KHÔNG ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN VIỆT NAM
Bản tuyên bố của các đối tượng này đã xuyên tạc một số vấn đề ở đất nước ta hiện nay như  duy trì hệ thống thẻ nhà báo do nhà nước cấp phát, để không công nhận nhà báo độc lập, từ đây mở đường cho việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin, thậm chí đánh đập, hành hung người làm báo; duy trì hệ thống cơ quan tuyên giáo các cấp từ trung ương tới địa phương để kiểm soát chặt chẽ nội dung của báo chí; phát triển đội ngũ dư luận viên để công khai tấn công vào tự do ngôn luận, mạ lị, bôi nhọ các tiếng nói phản biện, song song với ca ngợi chính sách của nhà nước…
Bản tuyên bố của khối xã họi dân sự lần này xuất phát từ 11 tổ chức, trong đó phải kể đến một số tổ chức nổi bật như Con Đường Việt Nam, Green Trees, Nhật Ký Yêu Nước, Hội Nhà báo Độc lập,…đã tích cực xuyên tạc, bịa đặt, thêu dệt nhiều câu truyện liên quan đến nhân quyền và vu cáo cho chính quyền nước ta can thiệp thô bạo, xâm phạm quyền con người. Những bức xúc này xuất phát từ chính việc nhiều thành viên của các hội, nhóm dân sự này đã bị bắt, bị kết án về hành vi trái pháp luật hình sự Việt Nam.
Với việc xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền Việt Nam, các đối tượng này đã đưa ra yêu cầu cá nhân nhằm phá vỡ hiệp định thương mại tự do như: Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam phải có những điều khoản về nhân quyền, được xác định rõ ràng và có tính ràng buộc; Ủy ban châu Âu phải tiến hành báo cáo đánh giá tác động nhân quyền, song song với Hiệp định; Sau khi Hiệp định được phê chuẩn, Ủy ban châu Âu phải xem xét các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng Chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ nhân quyền của mình; Phải có cơ chế kiểm định, đánh giá về nhân quyền; cơ chế này phải khuyến khích và tạo điều kiện cho khối xã hội dân sự độc lập tham gia.
Đó là những điều khoản gây khó khăn cho Việt Nam, tạo điều kiện để các đối tượng dân chủ rởm can thiệp lâu dài vào các hoạt động của nước ta. Việt Nam luôn thực hiện tốt mọi cam kết về dân chủ và nhân quyền theo Hiến chương của Liên hợp quốc. Tình hình nhân quyền được cải thiện rõ rệt, rất nhiều quốc gia đã bày tỏ quan điểm ủng hộ trước thái độ tích cực của chính quyền nước ta.
Cuối bản tuyên bố này vẫn là những lời lẽ hoa mĩ, tưởng như lọt tai nhưng lại không hề đúng sự thật: “Quyền con người căn bản vẫn tiếp tục bị vi phạm tràn lan ở Việt Nam, đi kèm với bạo lực được bảo kê và trấn áp chính trị. Tất yếu điều này làm suy giảm sự thịnh vượng của người dân Việt Nam và về dài hạn, ngăn cản sự phát triển bền vững của đất nước.
Nói xuôi nói ngược thì bản chất và lời lẽ của các nhà dân chủ rởm của ta vẫn không hề thay đổi, vẫn mang nặng tư tưởng phá hoại đất nước, đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Nhắc đến cái tên “xã hội dân sự” thì ai nấy cũng đều chán ngán bởi bản chất tồi tệ, xu hướng tha hóa biến chất của mọi thành viên trong hội nhóm này. Bản tuyên bố này dù có gửi đến Nghị viện châu Âu thì vẫn không thể ngăn cản bước tiến của Việt Nam trong thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam.
Công Lý

No comments:

Post a Comment