2017/02/04

THỰC CHẤT CỦA TPP VÀ BẢO HỘ MẬU DỊCH TỰ DO

Cỏ úa

Như chúng ta đã biết, kể từ khi mới bước vào tranh cử Tổng thống Mỹ thì ứng cử viên Donal Trump đã tuyên bố chính sách ưu tiên của ông sẽ ban bố nếu trở thành Tổng thống Mỹ đó là sẽ rút khỏi Hiệp định Mậu dịch tự do TPP mà Mỹ là thành viên vô cùng quan trọng với 62% GDP của 12 nước thành viên cùng một số hiệp định mậu dịch tự do khác. Và thực tế là sau khi trở thành Tổng thống Mỹ thì như những gì ông nói và đã làm đó chính là nước Mỹ rút khỏi TPP. Lúc này, rất nhiều nước trên Thế giới cùng rất nhiều người dân Việt nam đặt ra câu hỏi rằng, chúng ta đang rất kỳ vọng vào một TPP sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế cho Việt Nam tăng trưởng nhanh và mạnh hơn thì nay không có Mỹ thì hiệp này tạm thời bị dừng lại. Vậy thì Việt Nam nên buồn hay nên vui vì sự kiện này?
 
TPP chỉ là một phần của toàn cầu hóa
Câu trả lời tác giả sẽ đi vào phân tích và mổ sẻ cặn kẽ một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, lâu nay, chúng ta vẫn phát triển kinh tế trên nền tảng những gì của quốc gia mình đã có cùng với đó là trên tinh thần tranh thủ những thuận lợi của thế giới cũng như các nước bạn bè có thể mang lại cho Việt Nam với phương châm "đối tượng và đối tác đan xen". Chúng ta sẽ tranh thủ mặt mạnh và những lợi thế mà các nước có thể mang lại cho Việt Nam đồng thời tránh những mặt tiêu cực. để bằng mọi cách đưa kinh tế và mọi mặt về văn hóa, xã hội của Việt Nam phát triển lên trên hết. Mọi thứ vẫn đang diễn ra đúng lộ trình và như những gì mà chúng ta kỳ vọng cho dù có các hiệp định mậu dịch tự do hay không. Mậu dịch tự do nó có rất nhiều khía cạnh và cách làm chứ không chỉ riêng các hiệp định. Một TPP hay một hiệp định chưa bao gồm tất cả quá trình này.

Thứ hai, hiện nay, ngoài TPP, Việt Nam của chúng ta còn tham gia 12 hiệp định thương mại tự do khác để phục vụ cho sự phát triển như: ASEAN-Ấn Độ; ASEAN-Australia và New Zealand; ASEAN – Trung Quốc; ASEAN – Hàn Quốc; ASEAN – Nhật Bản; FTA Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu; FTA Việt Nam – Nhật Bản; FTA Việt Nam-Hàn Quốc; FTA Việt Nam-Chile,.... Đồng thời thời gian qua, Việt Nam của chúng ta đã đa phương hóa, đa dạng hóa rất nhiều mặt với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới qua đó tranh thủ được rất nhiều thứ trong đó có cả nguồn vốn mà các nước hồ trợ, viện trợ hoặc đầu tư vào Việt Nam cũng như Việt Nam đầu tư và xuất khẩu hàng hóa ra các nước. Do vậy, với cái nhìn vĩ mô hơn và rộng lớn hơn chúng ta có thể thấy đây há chẳng phải là một cách khác mà chúng ta đang âm thầm thực hiện mậu dịch tự do hay sao. Bởi bản chất của vấn đề vẫn là tranh thủ để phát triển, hợp tác để phát triển và giao lưu để phát triển cơ mà. Vậy thì một TPP giờ không còn nữa do Mỹ rút lui xét cho cùng cũng đâu có ảnh hưởng gì nhiều đến Việt Nam cũng như con đường mà chúng ta đang lựa chọn và đi đến đâu chứ. Mặt khác như chúng ta đã biết, theo nguyên tắc góp gió thành bão, có những thứ "trống, chiêng" chưa chắc đã bằng những thứ âm thầm. Chúng ta cứ âm thầm hợp tác và làm nhiều cách khác đi há chẳng phải hơn hẳn khua chiêng và gõ trống với TPP sao. Trong khi TPP đúng là sẽ mang đến nhiều hứa hẹn tốt sự phát triển của chúng ta những cũng mang theo quá nhiều thách thức khi mà các doanh nghiệp của việt Nam cùng hàng hóa có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới không cao, hay nói cách khác là Việt Nam nói thế thôi lúc này thực sự mà nói đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đứng trước nguy cơ phá sản với TPP. TPP có thể góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa xuất đi nhưng với hàng hóa nhập về và với thói quen thấy rẻ mà không quan tâm đến chất lượng hàng hóa của người Việt Nam chúng ta vẫn còn thì việc người một bộ phận người Việt Nam vẫn sẽ góp phần làm cho hàng hóa kém chất lượng có đất để tồn tại. Vậy nên, TPP thấy lộ rõ rất nhiều nguy cơ nhìn thấy ngay. 

Thứ ba, trong xu thế toàn cầu hiện nay thì mỗi một quốc gia để thực sự phát triển bền vững và độc lập thì đòi hỏi ở chiến lược quốc gia, chiến lược ứng biến trước những biến đổi ngày một của tình hình thế giới là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng. Đồng thời con đường của sự phát triển để có thể khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc thì lớn nhất chính là sự tự chủ trong mọi vấn đề. Do vậy, một TPP không nó chưa là gì cả trong những con đường, những chính sách của Việt Nam chúng ta. Với chính sách quản lý tốt hơn, khai thác hết được nội lực bên trong lòng dân tộc, đất nước nó sẽ có sức mạnh vô biên giúp Việt Nam của chúng ta phát triển. Mặt khác như chúng ta đã biết, chúng ta tìm cách tranh thủ các bạn thì chắc chắn các bạn cũng sẽ tranh thủ chúng ta. Sự tranh thủ đó đôi khi mâu thuẫn với lợi ích và chủ quyền quốc gia, dân tộc. Do đó chúng ta không đánh đổi để lấy những điều viển vông. Chúng ta cần chủ động trong đường lối để thực sự phát triển một cách bền vững nhất và chủ động nhất hơn là sự trông chờ vào ai khác. Hoặc là sự trông chờ đó nhiều khi chỉ là cái vỏ rỗng mà thôi. 

Thứ tư, Mỹ và một số nước lớn đang trên đà theo chủ nghĩa dân tộc, họ đang tìm cách hạn chế và khép cửa với bên ngoài thực chất ra đây chính là chính sách liên quan đến sự cạnh tranh của các nước lớn. Một số nước lớn đang có sự phát triển ồ ạt không biết đâu mà lần hoàn toàn có thể đẩy Mỹ và một số nước khác đến những vị trí họ không mong muốn. Do vậy, họ cần có chính sách để tự bảo vệ trước điều đó chứ bản thân Mỹ và Tổng thống Donal Trump hoàn toàn không có ác ý gì với Việt Nam chúng ta. Hơn nữa, với hơn 20 năm hợp tác kể từ khi bình thường hóa quan hệ thì Mỹ cũng đã giành cho chúng ta rất nhiều ưu đãi. Thời gian tới, những ưu đãi đó sẽ còn tiếp nữa, thậm chí có những chính sách hợp tác tốt hơn thay thế TPP cho Việt Nam. Vì thế chúng ta không nhất thiết cứ nhìn vào một TPP đang tạm ngừng mà phải buồn phiền điều gì cả. 

Tóm lại, toàn thể dân tộc Việt Nam chúng ta hãy thực sự kỷ luật, nghiêm túc và nghiêm khắc cũng như tâm huyết làm tốt công việc của mình, phải nêu cao được tinh thần dân tộc, sự bình tĩnh và tự tin vào chính mình mới là điều sáng suốt nhất sự phát triển bền vững dài lâu. Chứ không thể và không nên vì một TPP "chiêng, trống" mà phải lăn tăn điều gì cả. Đơn giản một khẩu hiệu thôi: "Hãy tiếp tục đi về phía trước, bởi nếu dừng lại, bạn sẽ chỉ là người ở lại phía sau mà thôi". Vì thế, hãy thực sự tự bước đi trong tư duy, suy nghĩ và hành động trước khi trông chờ vào điều gì khác. Cần hết sức thống nhất trên dưới một lòng với niềm tin sắt son vào Đảng và Nhà nước trên con đường phía trước đang rất rộng mở đối với chúng ta/.

No comments:

Post a Comment