2017/01/15

Xung đột tôn giáo - chính trị ở nước ta hiện nay

Mõ Làng



Với Việt Nam, ít nhất từ năm 1945 trở lại đây, việc lợi dụng tôn giáo vào các mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch được coi là điển hình trên nhiều phưomg diện. Điều này xuất phát từ tính cách và đặc điểm của cách mạng Việt Nam, nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á, thoát khỏi ách thực dân bằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo hướng xã hội chủ nghĩa. 

Suốt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954), và chống Mỹ (1954-1975), các thế lực đế quốc thực dân đã lợi dụng tôn giáo ở mức cao nhất. Quân sự hóa một bộ phận lực lượng Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, chúng đã lợi dụng tinh thần “thánh chiến” của các tôn giáo này trong việc chống cộng sản, kháng chiến. Đỉnh cao nhất là việc ở miền Nam, trong 21 năm kháng chiến đã thực sự tồn tại một chính quyền căn bản dựa trên quyền lực của Công giáo, chống cộng sản và đàn áp các giáo phái... 

Hiện nay, cục diện chính trị đã đổi khác. Thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch cũng đồi khác. Thực hiện việc “diễn biến hòa bình” bằng sự phát triển tôn giáo và thông qua vấn đề dân tộc và tôn giáo để thực hiện mưu đồ của “chủ nghĩa ly khai mới” hay còn gọi là “chủ nghĩa giải lãnh thổ” được coi là tiêu biểu. 

Sự phê phán chính sách tôn giáo ở Việt Nam của Mỹ và các thế lực thù địch xem ra ngày càng bộc lộ rõ sự quyết liệt và dai dẳng. Những năm gần đây trong hàng loạt các bản Dự luật Nhân quyền Việt Nam người ta thường thấy những nhận xét vô cớ “Chính phủ Việt Nam tước đoạt một cách hệ thống quyền cơ bản về tự do tôn giáo của công dân mình...”. Đặc biệt, các thế lực thù địch đã dung dưỡng, khuyến khích các hoạt động chống Nhà nước Việt Nam, thực hiện Chủ nghĩa giải lãnh thổ ở Tây Nguyên qua việc dựng nên cái gọi là “Nhà nước Đega”, “Tin Lành Đega” (2001-2004)Điều may mắn cho dân tộc ta, những âm mưu thâm độc như vậy đã không thể thực hiện được. 

Như vậy, cuộc đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch hiện nay ở Việt Nam diễn ra với những hình thức, những chiều kích mới chưa từng có. Tuy vậy, ta vẫn có thể khẳng định rằng, về bản chất, sự vật không có gì thay đổi. Việc lợi dụng tôn giáo vào các mục đích chính trị của các thể lực thù địch trong và ngoài nước hiện nay về bản chất vẫn phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc và xã hội vốn rất phức tạp ở một đất nước như đất nước ta. 

Những vấn đề quan trọng trong xung đột tôn giáo ở Việt Nam 

Xung đột quan trọng nhất trong đời sống chính trị - tôn giáo những năm qua ở nước ta là xung đột xoay quanh vấn để tôn giáo - dân tộc ở các khu vực có vấn đề tộc người thiểu số. 

Trong những năm qua, những xung đột liên quan đến “sự phát triển đột biến” của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và Tây Bắc là những ví dụ điển hình của loại này nhưng cũng cần gắn nó với bối cảnh chung của thế giới và khu vực. Vì thế, những nội dung dưới đây cho ta thấy điều đó, trước khi nói cụ thể đến Việt Nam. 

- Tôn giáo và bản sắc tộc người, gắn kết và xung đột 

Có phải mọi cuộc xung đột sắc tộc hiện nay đều có lý do tôn giáo?

Học thuyết của ông Samuel Huntington trong cuốn Xung đột các nền văn minh đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi, khi ông đưa ra luận đề: Sau Chiến tranh lạnh, xung đột ý thức hệ dã nhường bước cho kỷ nguyên các xung đột sắc tộc, tôn giáo, xung đột các nền văn hóa, văn minh. 

Dù sao thì, những cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra vẫn là một đặc điểm của tình hình chính trị thế giới hiện nay như chúng ta đã đề cập ở phần trên. 

Khi đi tìm các nguyên nhân xung đột sắc tộc, người ta thường nghĩ đến ba lý do sau: 

+ Các truyền thống văn hóa và di sản lịch sừ dễ khơi dậy những “mối hận thù trong lịch sử”. 

+ Những mâu thuẫn, căng thẳng về kinh tế - xã hội, hậu quả của hiện đại hóa và phát triển không đồng đều đã nhen nhóm tư tường bạo lực giữa các nhóm sắc tộc. 

+ Sự bất ổn về chính trị và “các nhà nước bất lực” đã tạo ra thế “tiến thoái lưỡng nan về an ninh” giữa các nhóm sắc tộc và nó thường bị các thế lực chính trị đầy tham vọng khai thác. 

Trong ba nguyên nhân trên, người ta đều thấy có vai trò quan trọng của tôn giáo, thậm chí khía cạnh tôn giáo chiếm vị trí trọng yếu. 

Một luận thuyết khá thuyết phục nảy sinh là: cái cốt lõi của di sản lịch sử và những “hận thù lịch sử” chính là truyền thống tôn giáo - văn hóa và những ký ức về xung đột xa xưa. 

Về phưong diện kinh tế - xã hội hiện đại thì chiều hướng hiện đại hóa sẽ dẫn đến sự phục hồi đức tin, thậm chí còn nảy sinh ra một truyền thống mới, để tạo ra sự ổn định mới trong tình trạng hỗn loạn kinh tế - xã hội hiện tại. 

Và thế là, người ta kết luận: Tôn giáo là lý do cần và đủ cho các cuộc xung đột sắc tộc. 

Đối chiếu điều này vói các cuộc xung đột sắc tộc ở Bắc Allen, Nam Tư (cũ), Ai Cập, Suđăng, Libăng, Tresnia, An Độ - Pakixtan, Xri Lança, Philippin người ta đều thấy rõ sự có lý của lập luận trên. Nhưng một thực tế khác, trong số những cuộc xunu đột sắc tộc đẫm máu nhất ở thập niên 1990, chẳng hạn xung đột sắc tộc ở Rwanda, thì lại không hề có lý do tôn giáo nào giữa bộ tộc Hutu và Tutsi. 

Vậy, có lẽ kết luận này đúng đắn hơn: Nhân tố tôn giáo khi xuất hiện trong xung đột sắc tộc không nhất thiết là nhân tố nổi trội hoặc duy nhất. 

Phải tìm đến các nguyên nhân khác, có khi còn quan trọng hon, phổ biến hon đó là nguyên nhân xung đột về thân phận kinh tế, chính trị - xã hội hoặc văn hóa giữa các nhóm sắc tộc ấy. 

Bản sắc tôn giáo, qua thời gian thường biến thành bàn sắc tộc người, nói cách khác, một trong những yếu tổ cốt lõi của bàn sắc tộc người là bản sắc tôn giáo. 

Luận đề này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng với nhiều khu vực, nhiều quốc gia. Rõ ràng, trong các cuộc xung đột sắc tộc ờ Bắc Ailen, Nam Tư (cũ), Ấn Độ, Pakixtan người ta khó thấy ở đấy sự xung đột về “chủng tộc” mà chỉ là sự khác biệt và xung đột về tôn giáo và các mô hình văn hóa, vai trò xã hội xuất phát từ tôn giáo. 

Một tôn giáo thường bắt đầu với những ý nghĩa tín ngưỡng rất trừu tượng. Qua các thế hệ, tôn giáo ấy trở thành một hệ thống các nghi lễ, hành đạo, lối sống cụ thể và một cộng đồng tôn giáo dần dần trở thành một cộng đồng sắc tộc. Yeu tố gắn kết của tôn giáo trong trường hợp này thực khó có gì sánh nổi. 

Nhưng mặt khác, khi tôn giáo đã trở thành bản sắc tộc người, ngược lại, nó rất dễ thành yếu tố phân ly và xung đột khi các cộng đồng sắc tộc ấy sống gần nhau, hoặc trong “sự thỏa thuận” tự nguyện tham gia một “nhà nước - dân tộc”. 

Qua sự trình bày trên, về phương diện chính trị - xã hội, khi xem xét vấn đề, chẳng hạn, sự phát triển đạo Công giáo ở Philippin hơn 500 năm, hay đạo Tin Lành ờ Hàn Quốc chỉ tính vài thập kỷ trở lại đây, nói lên điều gì? 

Phải chăng hệ quả cần rút ra là: 

+ Việc phát triển một tôn giáo mới (ở đây là Công giáo và Tin Lành), tất yếu sẽ tạo ra một cộng đồng dân tộc mới với hệ thống quyền lực mới, những hình thái quy phục mới (dù sao vẫn có thể hiểu một nghĩa của tôn giáo là sự ràng buộc, bất kể tôn giáo nào). Từ đó, sẽ dần hình thành một “hình thái xã hội mới”. 

Có những nhà nghiên cứu còn cho rằng, đạo Tin Lành cũng là một yếu tố thành công của quá trình hiện đại hóa của Hàn Quốc. 

+ Sự phát triển của những tôn giáo mới ở các khu vực, các quốc gia khi đã nảy sinh tình trạng “khoảng trống tâm linh” dù chưa phải đã là “bỏ trống quyền lực và ý thức hệ”, trong khi sức đề kháng nội tại quá yếu ớt thì đó là lúc chủ nghĩa dân tộc chân chính bắt đầu suy yếu và ý thức quốc gia sẽ bị bật gốc. 

Đây cũng là thời điểm rất thuận lợi, cho các tư tường dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa ly khai xuất hiện. 

Nhưng khi “quyền lực tôn giáo” đã thành bản sắc tộc người, thì nó sẽ diễn ra như thế nào và thể hiện ra sao? 

Theo cách phân tích của Max Weber, quyền lực tôn giáo chính là sự “hệ thống hóa sức lôi cuốn quần chúng”, là sự tạo ra nghi lễ, lối sống cho các cộng đồng tôn giáo. Còn Emest Troeltsch thì nói: các giáo phái thành giáo hội, và song song đó là quá trình cộng đồng tôn giáo thành cộng đồng sắc tộc. Đây là trường hợp mà cả một cộng đồng theo đạo Tin Lành (hoặc Công giáo) ở Bắc Allen chẳng hạn. 

Vùng Tây Tạng, Tân Cương (Trung Quốc) cũng vậy: ở đây các cộng đồng tôn giáo có trước, là tiền đề cho sự xuất hiện các cộng đồng sắc tộc, vấn đề tôn giáo có trước vấn đề dân tộc. Đó chính là cội rễ tính phức tạp của vấn đề Dân tộc - Tôn giáo ờ Trung Quốc trước đây cũng như hiện nay. 

Còn trong những trường họp “Hồi sinh tôn giáo”? Đó là trường hợp với những cộng đồng dân tộc, sac tộc đã ổn định từ lâu, nay có sự “hồi sinh” đức tin tôn giáo cũ. Chẳng hạn, sự phục hồi đạo Hồi ở Ai Cập, Xuđăng, Libăng, Ản Độ, Tresnia và vùng Trung Á của Liên Xô (cũ), và trong những người Palestin. 

Trong trường họp này, thì sự nguy hiểm càng lộ rõ: sự phục hồi đức tin tôn giáo sẽ đóng vai trò nhân quả trong các cuộc xung đột sắc tộc và nó còn đi xa horn cả việc đã từng tạo ra cốt lõi truyền thống của tính sắc tộc. 

- Vai trò của thế tục hóa trong xung đột tôn giáo

Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu thì xu hướng thế tục hóa và hệ quả của nó có khi lại đóng vai trò gây ra xung đột sắc tộc, chú không phải là giữa các tôn giáo khác nhau.

Các cộng đồng sắc tộc khi đã có quá trình thế tục hóa thì sẽ có những quan niệm khác nhau về vấn đề tục hóa, và chính đó có khi lại là nguyên nhân sự xung đột. Đó là trường họp người Xerbia, Croatia, và người Bosnia: nói chung đã được thế tục hóa cuối những năm 1980, trước khi Liên bang Nam Tư tan rã. Trước đó, không hề có sự phục hồi đức tin tôn giáo nào trong cả ba tộc người này.

Mỗi tôn giáo thường có cách thế tục hóa riêng. Chúng ta hãy dùng lại ở trường họp đạo Tin Lành vì tính vấn đề của nó luôn có ý nghĩa phổ quát hiện nay.

Khi nhìn lại dạng thức cải cách của đạo Tin Lành, có thể thấy rõ ba đặc tính:

(1) về phương diện tôn giáo: Nó nhấn mạnh quan hệ trực tiếp từng tín đồ với Thiên Chúa; không có chồ cho những người trung gian giữa tín đồ và Thiên Chúa (tổ chức giáo hội) và tôn ti thứ bậc (lớp giáo sĩ); không cần đến nghi lễ chung của cộng đồng và gần như ít quan tâm đến cộng đồng tôn giáo; 

(2) về phương diện xã hội: Coi trọng vật chất, tiền bạc, sản xuất và lao động, gắn xã hội trần thế với Đức tin;

(3) về tư tưởng: Chủ nghĩa tự do, tính dân chủ trong sinh hoạt tôn giáo và cộng đồng.

Về mặt này, Tin Lành châu Âu, tiêu biểu là giáo phái Luther, vẫn muốn duy trì một tôn ti thứ bậc nào đó (ở cấp quốc gia) về sinh hoạt tôn giáo và cho ràng cộng đồng tôn giáo còn hữu ích cho nhiều mục đích tôn giáo.

Trong lĩnh vực kinh tế học, các dân tộc theo giáo phái Luther (Đức và các nước Scandinavia) thường có xu hướng ủng hộ ý tưởng về điều tiết quy hoạch của nhà nước.

Như vậy, Tin Lành châu Âu cũng có sự khác biệt khá rõ so với Tin Lành Mỹ, nơi mà những cải cách Tin Lành thực sự “triệt để” cá thể hóa hơn rất nhiều.

Đối với các tôn giáo khác, tính cách thế tục hóa cũng rất khác biệt.

Chính Thống giáo, có phần giống Công giáo, luôn coi trọng tính tôn ti thứ bậc và cộng đồng: các dân tộc theo đạo Chính Thống thường có xu hướng ủng hộ chủ nghĩa cộng đồng, dân túy và yếu kém tinh thần kinh doanh. Trong các nước có đạo Chính Thống, chủ doanh nghiệp lớn thường lại là người Do Thái hoặc người theo đạo Tin Lành.

Cũng như Do Thái giáo, Nho giáo là thứ tôn giáo giống như một hệ tư tưởng, vừa chú trọng kinh điển (với Do Thái là kinh Torah và kinh Talmud) đồng thời chú trọng đến kinh doanh và trách nhiệm với cộng đồng.

Những thành công về kinh tế của người Do Thái và những cộng đồng ảnh hưởng Nho giáo có căn gốc lịch sử lâu dài, hiện có thiên hướng ủng hộ một thứ chủ nghĩa nhà nước độc đoán trong chính trị học và chủ nghĩa tư bản nhà nước trong kinh tế học.

Còn với hầu hết các tôn giáo còn lại (Hồi giáo, Án Độ giáo và Phật giáo) thì chưa qua một quá trình tục hóa như ở các nước phương Tây. Điều cần rút ra là, trong sự xung đột sắc tộc hiện nay, có yếu tố do sự khác biệt về cách thế tục hóa: giữa những người Hồi giáo thế tục hóa và những người Phật giáo thế tục hóa (theo cách khác) ở Xri Lanca và giữa những người Hồi giáo thế tục hóa và Nho giáo hoặc Kitô giáo thế tục hóa ở Inđônêxia.

-Từ chủ nghĩa ly khai đến chù nghĩa giải lãnh thổ Có một đặc điểm trong xung đột sắc tộc ở vùng Đông Nam Á gần đây là sự tái bùng nổ, với những sắc thái mới.

Trong giai đoạn 1945-1960, đã nổ ra một số cuộc xung đột như: Phong trào đòi tự do cho vùng Patani của các lãnh tụ Hồi giáo Mã Lai (4-1947); của các tăng lữ Hồi giáo Bắc Mianma (4- 1948); phong trào đòi tách Pénang khỏi Liên bang Mã Lai (12- 1948) , cộng đồng Karen nổi lên chống Chính phủ Mianma 1949) ; Cộng hòa Maluku Selatan tuyên bố tách khỏi Inđônêxia (5-1950), V.V..

Đây cũng là lúc mà Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương, bắt đẩu sử dụng con bài người Thượng ở Tây Nguyên và người Hmông ở Lào để vũ trang nổi dậy, thực hành chủ nghĩa ly khai.

Trong vấn đề này, nghiên cứu của C.LChristie trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á hiện đại là rất đáng lưu ý.

Tác giả gọi quan hệ Pháp - người Thượng Tây Nguyên là “quan hệ đặc biệt”, nhất là từ 1920-1945. Một mặt, họ “tôn trọng” bản sắc riêng của người Thượng, cho “tự trị”; mặt khác, lại xâm nhập về kinh tế, cư dân (đồn điền, di dân, xây dụng cơ sở vật chất, V.V.). Đe cách ly Tây Nguyên với cách mạng và cả với nhà Nguyễn, Pháp ra quy chế đặc biệt cho người Thượng (PMSI), lập khu vực riêng cho họ cũng như cho “Cộng hòa Nam Kỳ” tự trị của Nguyễn Văn Thinh (6-1946). Ở phía Bắc, Pháp lập ra “Liên bang Thái” tự trị (thủ phủ ở Lai Châu).

Riêng người Mỹ, ngay từ 1929 đã lập Hội truyền giáo Tin Lành ở Đà Lạt, và sau 1954, trong khi phải ủng hộ Chính phủ Ngô Đình Diệm vẫn luôn có động tác đề phòng. Năm 1955, khi Diệm xóa bỏ quy chế tự trị của người Thượng ở Tây Nguyên thì người Mỹ đã bắt tay chuẩn bị con bài dự trữ cho vấn đề này.

Theo C.J.Christie, các yếu tố của phong trào ly khai lúc đó ở Đông Nam Á là:

+ Sau 1954, giai đoạn phi thực dân hóa, chủ nghĩa ly khai đã được khuyến khích chống lại các nhà nước độc lập mới xuất hiện với các hình thái khác nhau (Việt Nam khác với Malaixia, Mianma và Thái Lan).

+ Gốc rễ của chủ nghĩa ly khai là vấn đề bản sắc tộc người.

+ Động lực của phong trào ly khai là mặc cảm “bị gạt ra ngoài lề” của các tộc người thiểu số.

+ Cuối cùng, cũng rất quan trọng là sự khác biệt tôn giáo.

Khi nói về nguyên nhân thất bại của các phong trào ly khai, tác giả cho rằng, đe chống lại chủ nghĩa cộng sản vào thời điểm ấy, nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ và các nước phương Tây là phải khuyến khích sự thống nhất trong các nước Đông Nam Á mới giành được độc lập. Vì thế, Mỹ chưa thực sự ủng hộ các phong trào ly khai này. Từ cuối những năm 1980, ở khu vực Đông Nam Á đã tái bùng nổ xung đột sắc tộc, phát triển chủ nghĩa ly khai: Từ Đông Nam Á hải đảo (Inđônêxia, Philippin...) lan vào Đông Nam Á lục địa. Đặc điểm xung đột lần này lớn hơn, nguy hiểm hơn. Nhiều quốc gia mới đã có thể ra đời như Đông Timo, vấn đề Moro ờ Philippin.

Sự thay đổi quan niệm về vấn đề sắc tộc, chủ nghĩa quốc gia cũng là một nguồn gốc của chủ nghĩa ly khai hiện nay.

Đa số các quốc gia là do nhiều tộc người, sắc tộc hình thành, trong đó thường có một dân tộc đa số làm chủ thể.

Trong cơ cấu chính trị thế kỷ XX, sự thống nhất mô hình nhà nước - dân tộc là rất rõ. Các quốc gia - dân tộc được coi là các chủ thể cơ bản của hệ thống quốc tế; hơn thế nữa, các quốc gia - dân tộc thường có sự cấu kết chặt chẽ, trong khi “quốc tế” là một giá trị hỗn độn lỏng lẻo, và đôi khi mơ hồ.

Trong loại hình nhà nước ấy, tộc người, những đơn vị cấu thành quốc gia - dân tộc, lại là đơn vị thấp nhất. Trong lúc quốc gia có khi chỉ là biểu tượng thì các tộc người lại là các khái niệm vật chất, tinh thần rất cụ thể.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mọi giá trị đã biến đổi: về mặt chủ thể quyền lực, đã xuất hiện hệ thống quyền lực mới. kiểu liên quốc gia (khối EU là tiêu biểu); các vấn đề có tầm vóc toàn cầu như xung đột vũ trang, tài chính thế giới, khủng bố quốc tế, vấn đề hạt nhân và môi trường, v.v... không còn là vấn đề riêng rẽ của mồi quốc gia nữa; kinh tế nối mạng, toàn cầu hóa kinh tế lại chính là cơ hội cùa sự phân hóa giàu nghèo.

Về mặt tộc người cũng vậy, rất nhiều cộng đồng cư dân, nhóm xã hội bị gạt ra ngoài trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. về mặt đời sống cá nhân: Trước đây, khái niệm về quốc gia, tổ quốc, bao giờ cũng có giá trị cao nhất, thiêng liêng nhất. Ngày nay, cùng với vấn đề di dân, hợp tác quốc tế, mở rộng khái niệm gia đình, vấn đề lựa chọn quốc gia và tổ quốc cũng khác đi nhiều, không còn ý nghĩa tuyệt đối về giá trị tinh thần và đạo đức.

Mặt khác, do sự sụp đổ của các hệ thống chính trị cũ nên nảy sinh ngày càng nhiều các “khoảng trống quyền lực”, thúc đẩy sự ra đời các tiểu quốc gia (gắn với một vài cộng đồng sắc tộc và tôn giáo) hay những khu vực độc lập thay vì các nhà nước - dân tộc thống nhất theo mô hình cũ.

Đến đây ta có thể đi đến nhận định: Nguồn gốc, những biểu hiện của chủ nghĩa ly khai, một khuynh hướng tư tưởng chính trị có thực, thực chất là biến tướng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, trong điều kiện hệ thống quyền lực của các quốc gia đã suy giảm, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa vốn đang là mối bận tâm của nhiều quốc gia, khu vực. Hơn thế nữa, khi các tổ chức quốc tế mà phần lớn hiện nay bị Mỹ và phương Tây chi phối, thường tỏ ra “quan tâm” đến các tộc người thiểu số, thì rõ ràng thứ chủ nghĩa ly khai ấy càng được khai thác triệt để.

- Chủ nghĩa giải lãnh thổ (déterritorialisme) và xung đột tôn giáo

Thuật ngữ chủ nghĩa giải lãnh thổ (déterritorialisme) thực ra mới xuất hiện gần đây, và cũng chưa có những nghiên cứu đầy đủ về nó. Như đã trình bày ở phần đầu, chủ nghĩa này ra đời bời nhiều lý do. Liên Xô tức Liên bang Xô viết ra đời (1922) là sản phẩm của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917). Mô hình nhà nước - dân tộc do Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xô khởi xướng và thúc đẩy, về cơ bản là: với một hệ thống tư tưởng mới, người Nga hoàn toàn có thế xây dựng một “Liên bang Xô Viết” cho cộng đồng các dân tộc đông đảo trên đất nước của đế chê Nga hoàng xưa kia. Đây là một mô hình dựa vào sự nối kết các dân tộc bằng một thứ chủ nghĩa ái quốc kiêu mới trên cơ sở của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

E.J.Hobsbawn khi nói về điều này cũng có nhận xét: “Sự sụp đổ của các chính thể cộng sản từ bán đảo Istrie (tây bắc Nam Tư) đến Vladivostok, không những đã tạo ra cả một khu vực bất trac, bấp bênh, hồn loạn và nội chiến, nó còn phá hủy cả hệ thống quôc tế có chức năng ổn định trong quan hệ quốc tế suốt mấy chục năm qua...”.

Đây cũng chính là cơ hội “ngàn năm có một” cho các khuynh hướng tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan trỗi dậy và hoành hành. Chưa bao giờ loài người đồng thời lại được chứng kiến những xu hướng chính trị trái ngược nhau: Trong khi xu thế liên minh quốc gia có vẻ ngày càng thắng thế ở châu Âu (khối EU) và đang vận hành tăng trưởng thì ở cực đối lập, là việc xé nát nhiều quốc gia - dân tộc ra thành các nước nhỏ mà sự tan rã của Liên bang Nam Tư là tiêu biểu.

Về mặt văn hóa - đạo đức, chủ nghĩa giải lãnh thổ sẽ phá hủy nhiều giá trị mà loài người time vun đắp và coi trọng: tổ quốc, quốc gia, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc (chân chính), chủ quyền lãnh thổ, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, đất quê hương, ái quốc, ái quần, đồng bào, dân tộc, V.V..

Như đã phân tích ở trên, tính phức tạp của vấn đề còn ờ chồ: chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa giải lãnh thổ thường được các thế lực thù địch bên ngoài khuyến khích, ủng hộ. Đây là mầm mống, một tiền đề chính trong việc gây ra xung đột và can thiệp vào công việc nội bộ các nước trong nhiều khu vực.

Như vậy, qua sự phân tích một số biểu hiện mới trong mối quan hệ của vấn đề dân tộc - tôn giáo hiện nay, có thể rút ra kết luận chung: vấn đề dân tộc - tôn giáo vốn là một “căn tính lịch sử”, trong điều kiện hiện nay đang có những biến thái phức tạp mà mỗi quốc gia, mồi nhà nước phải có những chính sách thích hợp để giải quyết.

- Một vài nhận xét

Phân tích những luận lý có tính phổ biến liên quan đến những xung đột tôn giáo của những cộng đồng tộc người thiểu số ở nước ta, đây là một trong những khu vực cư dân đáng chú ý nhất. Nước ta hay nói đến “3T” (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ). Với Tây Nam Bộ thì đó là câu chuyện của Phật giáo Nam Tông Khơme nói riêng và nói chung là những vấn đề xung đột có tính lịch sử lâu dài. Ngày nay nó đã trờ thành vấn đề Nhà nước Khơme Crôm; nghĩa là các thế lực thù địch đòi hỏi tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, “trả lại” cho “quốc gia” trên.

Ở khu vực Tây Nguyên, những năm qua nóng hon với âm mưu thành lập Nhà nước Đe ga dựa trên “cộng đồng Tin Lành cùng tên” trong nhiều tộc người và toàn khu vực Tây Nguyên. Với khu vực Tây Bắc, Vương quốc H’mông cũng gắn với những vấn đề Tin Lành bùng phát trong dân tộc này và một vài tộc người thiểu số khác.

Trong những năm, việc quản lý, giải tỏa những xung đột tôn giáo, tộc người trên bình diện công khai, cũng như đang tiềm ấn ở Việt Nam đã dạt được nhiều thành tựu cơ bản. Nhưng cũng phải nói rằng xu hướng này vẫn còn là mối nguy hại lâu dài. Những năm gần đây, nguy cơ này còn gắn với phong trào “chủ nghĩa bản địa” và “chủ nghĩa bản địa xuyên quốc gia” đang phổ biến trong phần lớn các tộc người thiểu số ba khu vực trên, khiến cho tính chất phức tạp của vấn đề nhân rộng hơn nữa.

No comments:

Post a Comment