2016/12/04

Thực, hư tình hình Triều Tiên

Loa Phường 


Ca sĩ ở Triều Tiên 
Hội đồng Bảo an LHQ vừa thông qua lệnh trừng phạt mới nhằm vào Bắc Triều Tiên do ông Kim Jong Un “trẻ trâu” đang điều hành với sự thống nhất tuyệt đối. Nguyên nhân chỉ vì nước này chế tác thành công vũ khí hạt nhân, gia nhập “các quốc gia hạt nhân” đang giữ “hòa bình” cho thế giới và các cuộc thử nghiệm gia tăng cường độ đang uy hiếp an ninh khu vực và thế giới.

Là người dân ở đất nước Việt Nam, cũng từng gánh chịu những cảnh bao vây, cấm vận của cả thế giới văn minh kia, chắc hẳn không chỉ tôi và nhiều người dân Việt nam thương cảm cho Triều Tiên – họ quá cương cường, không chấp nhận thỏa hiệp khi họ chỉ là dân tộc bé nhỏ, tứ bề không có lấy một đồng minh chia sẻ!?!

Một phản ứng yếu ớt, lấy lệ từ Nga, Trung cho rằng, nguyên nhân khiến bán đảo Triều Tiên nóng lên chính là từ dàn tên lửa, tập trận…rầm rập quanh biên giới Triều Tiên của Mỹ và đồng minh. Tiếc rằng, chốt lại họ vẫn bỏ phiếu thuận cho bao vây, cô lập nhằm bức tử Triều Tiên và hàng triệu người dân xứ này giữa thế giới “văn minh, nhân quyền” này.
Mới đây, một nhà báo phương Tây bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Triều Tiên đã tung lên hơn 30 tấm ảnh bị cho là “nhạy cảm” ở Triều Tiên cho ta thấy họ đáng thương cỡ nào trong thế giới “tự do thông tin”.  Cái gọi là “tự do ngôn luận” tha hồ “hiếp dâm” mọi chi tiết nhỏ nhất ở Triều Tiên mà “thế giới văn minh” chộp được. Nó là nguyên nhân trực tiếp khiến người ta quá quen thuộc với thông tin về đất nước Triêu Tiên với dữ liệu bị bóp méo về đất nước mình, vì không thể “mở miệng” tự bảo vệ trước sức mạnh của thứ “truyền thông tự do” kia. Những thông tin đại loại như ca sỹ ăn mặc hở hang bị “phanh thây” thế nào, vận động viên Triều Tiên thất bại về nước bị đối xử ra sao, ban nhạc này – tướng lĩnh kia chỉ có đôi câu phạm húy bị “tùng xẻo” kiểu gì…được truyền thông phương Tây chầu chực khai thác một cách đầy “đam mê”, thậm chí đến khi có hình ảnh chân thực phản bác 100% thì cũng chưa bao giờ  “thế giới văn mình” thèm cải chính….
Còn đây là đánh giá tư liệu về sức mạnh của Triều Tiên khiến vị đại sứ Việt Nam ấn tượng, không biết đến bao giờ Việt Nam mới đạt thành tựu khoa học – quân sự như Triều Tiên. Xin trích nguyên văn phần tổng hợp đánh giá về Triều Tiên của Fb Tâm Minh Nguyễn:
Tháng 9 năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt bở một quy định tại Thỏa ước tam cường tại Posdamm. Theo quy định này, Quân đội Liên Xô sẽ giải giáp quân phát xít Nhật và chiếm đóng khu vực phía Bắc vĩ tuyến 38. Quân đội Mỹ - Anh giải giáp quân Nhật và chiếm đóng khu vực phía Nam vĩ tuyến 38. Tại hai miền của Triều Tiên, đã xuất hiện hai lực lượng chính trị đối lập. Được sự bảo trợ của người Mỹ, Lý Thừa Vãn, một người Triều Tiên sống lưu vong tại Mỹ và có tư tưởng chống cộng cực đoan đã lên làm Tổng thống lâm thời ở miền Nam. Nhân dân miền Nam Triều Tiên không công nhận chính quyền này và yêu cầu thống nhất đất nước. Họ tiến hành biểu tình hoặc vũ trang nổi dậy chống lại chế độ quân quản của Mỹ và chính quyền lâm thời Lý Thừa Vãn mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Đảo Jeju từ ngày 3-4-1948 đến tháng 5-1949. Cuộc khởi nghĩa đã bị chính quyền Lý Thừa Vãn được quân dội Mỹ hỗ trợ đàn áp dã man khiến 30.000 thiệt mạng, 40.000 người khác phải lánh nạn sang Nhật Bản.
Trước âm mưu muốn dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt miền Bắc của chính quyền Lý Thừa Vãn, Ngày 9-9-1948, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Đảng Lao động Triều Tiên (có tiền thân là Đảng Cộng sản Triều Tiên thành lập ngày 25-4-1925) do lãnh tụ Kim Nhật Thành lãnh đạo đã tuyên bố thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đặt thủ đô tại Bình Nhưỡng. Năm 1949, các lực lượng Liên Xô và Mỹ cùng rút khỏi Triều Tiên. Từ năm 1950 đến năm 1953, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra đã cướp đi sinh mạng của 442.889 người Triều Tiên ở cả hai miền, 753.742 người bị thương, 144.495 nười mất tích. Trong cuộc chiến này, Mỹ có 38.316 quân nhân tử trận, Trung Quốc có 183.108 Chí nguyện quân hy sinh. Ngoài ra các nước Anh, Pháp, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Hy Lạp, Colombia, Bỉ, Hà Lan, Philippines, Thái Lan, Nam Phi, New Zealand, Luxemburg là đồng minh của Mỹ chiến đấu dưới cờ Liên Hợp Quốc cũng có 6.047 binh sĩ chết và mất tích. Ngày 27-7-1953, một hiệp định đình chiến được các bên ký kết tại Bàn Môn Điếm (Panmunjeom). Theo hiệp định này, một khu phi quân sự (DMZ) rộng mỗi bên 4 km được thiết lập dọc theo Vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, Lý Thừa Vãn đã từ chối ký kết hiệp định này. Triều Tiên bị chia cắt và từ đó đến nay, hai miền vẫn trong tình trạng chiến tranh về lý thuyết. Cũng từ đó đến nay, Triều Tiên bị Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây cấm vận nhiều lần với nhiều lý do khác nhau.
Ra khỏi chiến tranh, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Triều Tiên) bắt tay vào khôi phục kinh tế với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN. Phương tiện sản xuất tại Triều Tiên được quy thuộc sở hữu của nhà nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã, và hầu hết các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở và sản xuất lương thực được nhà nước tài trợ hoặc trợ cấp. Các thống kê cho thấy trong 10 năm sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Triều Tiên lên tới 25%/năm. Đó là mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới thời điểm đó và cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào vượt qua (trừ Liên Xô trong những năm 1930-1940). Trong 2 thập niên đầu sau chiến tranh (1954-1974), kinh tế Triều Tiên tăng trưởng với tốc độ cao, GDP đầu người năm 1976 thậm chí còn cao hơn so với Hàn Quốc.
Cuối thập kỷ 1960, toàn bộ nông thôn Triều Tiên đã có đường cấp điện đến từng hộ dân. Mạng lười đường sắt được điện khí hóa và diezel hóa. Đầu thập kỷ 1980, 70% diện tích đất canh tác của quốc gia này được tưới tiêu, 95% hoạt động gieo cấy và 70% hoạt động thu hoạch được cơ khí hóa. Năm 1984, lần đầu tiên tổng sản lượng lương thực của Triều Tiên đạt 10 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu một phần. Kinh tế công nghiệp của Triều Tiên thời điểm đó cũng phát triển với tốc độ rất cao. Ở thập kỷ 1960 - 1970, Triều Tiên đã từng cùng Nhật Bản được coi là hai nước công nghiệp lớn của châu Á, là một trong những quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất ở khu vực Đông Á.

Các nghệ sĩ Triều Tiên biểu diễn
Đến năm 1979, Triều Tiên được coi là một quốc gia đã hoàn thành giai đoạn công nghiệp hóa. Sự phát triển vượt bậc về kinh tế khiến GDP bình quân theo đầu người, tuổi thọ, tỉ lệ người biết chữ của Triều Tiên tăng lên nhanh chóng. Chế độ phúc lợi xã hội của Triều Tiên thời kỳ đó cũng khá cao. Năm 1979 cũng là năm Triều Tiên thực hiện trên toàn quốc chế độ giáo dục miễn phí và y tế công cộng miễn phí. Nhà nước cung cấp toàn bộ các đồ dùng cần thiết gồm áo khoác, áo lót, bít tất, găng tay và giày cho các đối tượng từ trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến sinh viên đại học. Việc phân bố nguồn của cải xã hội ở Triều Tiên khá đồng đều. Khách sạn Ryugyŏng, một tòa nhà cao 330m ở Bình Nhưỡng được dự định là khách sạn cao nhất thế giới khi đó bắt đầu khởi công năm 1987. Cũng trong năm ấy, hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng được khánh thành và là một trong 10 hệ thống tàu điện ngầm hiện đại của thế giới khi đó.
Sự tan rã của Liên Xô và khối XHCN Đông Âu những năm 1989-1991 đã ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế của Triều Tiên. Lợi dụng cơ hội này, Mỹ và phương Tây tiếp tục thắt chặt lệnh cấm vận và trừng phạt chống Triều Tiên. Trong những năm 1990, Triều Tiên bị thiếu hụt lương thực và liên tục vấp phải thiên tai lũ lụt gây khó khăn cho sản xuất nhưng tuyệt nhiên không hề có nạn đói như bộ máy tuyền truyền của Mỹ, phương Tây và Hàn Quốc phao đồn. Do sự phong tỏa và cấm vận về kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây, Triều Tiên bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế, không gian hợp tác chính trị quốc tế của Triều Tiên bị thu hẹp khiến cho kinh tế Triều Tiên bị đình trệ.
Tuy nhiên, cũng như Cuba, các chiêu bài cấm vận của Mỹ và phương Tây không thể bóp chết được Triều Tiên. Trong thập niên 2000, nền kinh tế Triều Tiên khởi sắc hơn. Nạn đói được đẩy lùi. Các cơ sở công nghiệp mới được xây dựng. Sản xuất nông nghiệp đã phục hồi. Theo Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), năm 2013, Triều Tiên đã sản xuất khoảng 5,93 triệu tấn lương thực và năm 2014 là 5,94 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Nguyên nhân vụ thu hoạch kỷ lục xuất phát từ đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo mới khi đề ra chủ trương thay đổi trong quản lý nông nghiệp từ năm 2012. Dù gặp khó khăn về kinh tế, Triều Tiên vẫn duy trì được nền khoa học ở trình độ cao và là một trong các quốc gia có học thức cao hàng đầu trên thế giới với một tỷ lệ dân số biết chữ lên đến trên 99%. Với chủ trương tự lực, tự cường, tự phát triển, Triều Tiên có rất nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự tương đương với các nước phát triển. Họ có thể tự chế tạo được nhiều sản phẩm công nghiệp cao cấp từ điện thoại di động, máy tính bảng cho tới máy bay không người lái, xe tăng, tàu ngầm, tên lửa đạn đạo tầm xa, tên lửa mang vệ tinh lên vũ trụ... và đã thử thành công bom nguyên tử. Đặc biệt, tháng 12-2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa mang theo vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo quanh trái đất, trở thành một trong số ít các quốc gia làm chủ được công nghệ vũ trụ. Năm 2015, Triều Tiên bắt đầu tự sản xuất máy bay hạng nhẹ dựa theo thiết kế của chiếc An-2 của hãng Antonov và chiếc Cessna 172 Skyhawk của Mỹ. Một chỉ số đáng chú ý là dù GDP bình quân đầu người của Triều Tiên chỉ đạt 1.900 USD/người/năm nhưng tính theo PPP (sức mua tương đương) thì con số đó có thể lên đến trên 9.000 USD/người/năm. Triều Tiên cũng là nước có chỉ số HDI đạt loại khá, ước đạt 0,618 điểm (năm 2011)
Sau hơn nửa thế kỷ bị Mỹ và phương Tây cấm vận, Triều Tiên đã có những bước phát triển vượt bậc làm cả thế giới ngỡ ngàng. Một số du khách phương Tây sau khi tham quan Triều Tiên cho biết họ rất bất ngờ vì Triều Tiên mà họ thấy rất khác so với những cảnh quan cằn cỗi, người dân đói khổ, và quân đội kiểm soát ngặt nghèo được mô tả trên các phương tiện truyền thông của Mỹ và phương Tây. Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Quảng Ba cho biết: “Nếu chỉ đọc báo chí bên ngoài thì tưởng như Triều Tiên rất đói khổ, kiệt quệ. Song nhiều đoàn của Việt Nam và các nước khác sau khi thăm Triều Tiên về đều kinh ngạc: Không ngờ Triều Tiên lại phát triển đến như vậy... Về công nghệ cao, Triều Tiên có nhiều thành tựu mà ta phải ngưỡng mộ. Tiềm lực của người Triều Tiên chính là sức mạnh tinh thần và văn hóa, từ đó dẫn đến tiềm lực quốc gia của họ…
Đây là những hình ảnh nói lên một phần sự thật http://reds.vn/index.php/su-kien/3243-dien-mao-moi-cua-chdcnd-trieu-tien
Tương lai đất nước Triều Tiên sẽ ra sao khi bị Mỹ và đồng minh khép vào “trục ma quỷ”, “khủng bố” và sự quay lưng của các nước lớn như Nga, Trung khác nào dồn đất nước này đến chân tường mặc dù rõ ràng họ chưa hề “khủng bố” hay “tấn công” bất cứ đất nước nào khác ngoài “đe dọa” Hàn Quốc – đất nước mà họ cho là thuộc về dân tộc họ đang bị kẻ thù dân tộc thao túng.

Có vẻ như số phận của Triều Tiên gần giống như Cuba, nhưng bi đát hơn vì không có được một biểu tượng lãnh tụ như Phidel Castro có uy tín, ảnh hưởng chính trị được các quốc gia, dân tộc các nước thứ 3 ngưỡng vọng. Có thể một dân tộc Triều Tiên tự ti, lãnh đạo đất nước này “trẻ trâu”, truyền thông quá đáng sợ và Hàn Quốc quá mạnh và lại cùng dòng giống với Triều Tiên ,….càng khiến họ khép kín mình vào một vỏ bọc. 

No comments:

Post a Comment