PHẦN II: VỀ CÂU CHUYỆN NHẤT THỂ HÓA 02 CHỨC DANH TỔNG BÍ THƯ - CHỦ TỊCH NƯỚC
Với việc đưa ra những lí do hết sức kệch cỡm và thiếu hiểu biết, không bản chất, Bùi Thanh Hiếu đã vội vàng kết luận "Bóng dáng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm rất mờ nhạt" và "Ông Tô Lâm có lẽ là vị bộ trưởng công an ít quyền lực nhất trong các đời bộ trưởng công an Việt Nam từ trước đến nay". Không hiểu có phải là một thói quan mang tính cố hữu không nhưng Bùi Thanh Hiếu nhanh chóng đi tới giải mã những câu chuyện thâm cung ở bên trong đó. Và như thường lệ câu chuyện đấu đá nội bộ giữa các phe, nhóm trong đảng, trong nhà nước được Bùi Thanh Hiếu suy diễn và vẽ vời một cách khá dụng công mà bất cứ ai không tỉnh đòn đều có thể xem đó là sự thật!
Theo đó, trên nền tảng nội dung suy diễn hết sức viển vông về sự "hữu danh vô thực, có tiếng mà không có quyền" của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bùi Thanh Hiếu đã vẽ nên cục diện tranh giành quyền lợi giữa 2 phe giữa một bên là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bên kia là phe của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau sự kiện cả 02 ông đều tham gia Đảng ủy Công an Trung ương cho dù lí do cả ông Trọng và ông Quang tham gia Đảng ủy Công an Trung ương không mấy ai là không biết: "Điều lệ Đảng cộng sản VN (điều 26 - 28) ghi rõ, Đảng ủy Quân sự Trung ương và Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định (không phải do đại hội bầu).
"Đảng ủy Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân ủy Trung ương) do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong quân đội và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị".
"Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Công an nhân dân và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Công an nhân dân, một số đồng chí công tác thuộc Đảng bộ Công an Trung ương, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị". Không phải chỉ ở cấp trung ương mà cả các cấp quân khu, tỉnh, huyện đều có Thường vụ đảng ủy là người ngoài quân đội, công an tham gia cấp ủy".Nghĩa là đấy là việc hết sức bình thường. Điều này cũng cho thấy sự thống nhất trong suy nghĩ của Bùi Thanh Hiếu khi trước đó gã cho rằng ông Trọng tham gia Đảng ủy Công an Trung ương là vì ông không còn tin vào lực lượng CA, nhất là sau vụ để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn dù ai ai cũng biết quyết định chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy CATW đã ký từ hôm 16/8, trước ngày Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn đến cả tháng, 21/9 chỉ là ngày công bố.
"Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Công an nhân dân và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Công an nhân dân, một số đồng chí công tác thuộc Đảng bộ Công an Trung ương, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị". Không phải chỉ ở cấp trung ương mà cả các cấp quân khu, tỉnh, huyện đều có Thường vụ đảng ủy là người ngoài quân đội, công an tham gia cấp ủy".Nghĩa là đấy là việc hết sức bình thường. Điều này cũng cho thấy sự thống nhất trong suy nghĩ của Bùi Thanh Hiếu khi trước đó gã cho rằng ông Trọng tham gia Đảng ủy Công an Trung ương là vì ông không còn tin vào lực lượng CA, nhất là sau vụ để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn dù ai ai cũng biết quyết định chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy CATW đã ký từ hôm 16/8, trước ngày Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn đến cả tháng, 21/9 chỉ là ngày công bố.
Lần này, Bùi Thanh Hiếu viết:
Trên thực tế, câu chuyện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ về hưu giữa nhiệm kỳ và bàn giao cương vị Tổng bí thư cho một người kế cận đã được nhắc nhiều từ sau đại hội lần thứ XII. Thậm chí, nhiều người cũng nhắc đến khả năng sẽ nhất thể hóa 02 chức danh (Tổng bí thư và Chủ tịch nước) vào một cá nhân như mô hình Trung Quốc đang vận hành hiện nay. Có lẽ bấu víu vào chi tiết này nên Bùi Thanh Hiếu đã cho rằng, mâu thuẫn giữa ông Trọng và ông Quang là xoay quanh việc ông Quang đang chủ trương thúc đẩy nhất thể hóa 02 chức danh về cho mình đảm nhiệm! Và cũng nhân tiện Hiếu cũng lấy đó làm nguyên nhân để cho rằng ông Tô Lâm thất thế: "Việc thất thế của Tô Lâm có thể là tại ông Lâm không quyết định ngả về phía Trọng hay Quang. Bởi thế ông diễn vai đi thăm, dự những nơi vô bổ và mặc kệ cho hai ông lớn kia giằng xé chỉ đạo Bộ Công an".
Về điều này, tôi xin được lưu ý với những ai đang theo dõi câu chuyện của Bùi Thanh Hiếu rằng, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang tham gia Đảng ủy Công an Trung ương thì còn có xuất hiện của một ông lớn khác trong tứ trụ là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Vậy xin được hỏi Bùi Thanh Hiếu rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc đứng về phe phái nào trong cuộc đấu nội bộ đang được nói đến. Hay chăng do không "bố trí" ông Phúc vào được bất cứ vai nào trong màn kịch được suy diễn mà gã đang tâm không nhắc nhở gì đến vị thủ tướng Chính phủ đương nhiệm này!
Đó là chưa nói đến trước Đại hội XII, trong câu chuyện đấu đá nội bộ của mình, Bùi Thanh Hiếu nhắc nhiều đến việc đấu đá giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Vậy liệu có quá sớm không khi Đại hội XII chưa đi được 1/5 chặng đường mà đã nảy sinh mâu thuẫn mới? Hiểu được những câu hỏi này, tin chắc rằng, những gì Bùi Thanh Hiếu nói sẽ được nhận diện rõ ràng nhất! Và khi đó tin chắc rằng, Bùi Thanh Hiếu sẽ lộ nguyên hình kẻ bịp bợm, diễn trò gây chia rẽ, đơm đặt bằng những bài viết nửa thực, nửa hư cấu của gã!
Về điều này, tôi xin được lưu ý với những ai đang theo dõi câu chuyện của Bùi Thanh Hiếu rằng, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang tham gia Đảng ủy Công an Trung ương thì còn có xuất hiện của một ông lớn khác trong tứ trụ là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Vậy xin được hỏi Bùi Thanh Hiếu rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc đứng về phe phái nào trong cuộc đấu nội bộ đang được nói đến. Hay chăng do không "bố trí" ông Phúc vào được bất cứ vai nào trong màn kịch được suy diễn mà gã đang tâm không nhắc nhở gì đến vị thủ tướng Chính phủ đương nhiệm này!
Đó là chưa nói đến trước Đại hội XII, trong câu chuyện đấu đá nội bộ của mình, Bùi Thanh Hiếu nhắc nhiều đến việc đấu đá giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Vậy liệu có quá sớm không khi Đại hội XII chưa đi được 1/5 chặng đường mà đã nảy sinh mâu thuẫn mới? Hiểu được những câu hỏi này, tin chắc rằng, những gì Bùi Thanh Hiếu nói sẽ được nhận diện rõ ràng nhất! Và khi đó tin chắc rằng, Bùi Thanh Hiếu sẽ lộ nguyên hình kẻ bịp bợm, diễn trò gây chia rẽ, đơm đặt bằng những bài viết nửa thực, nửa hư cấu của gã!
An Chiến
No comments:
Post a Comment