Hoa đất
Có nhiều cách để dân tộc Việt Nam tưởng nhớ đến vị lãnh tụ Phidel Castro. Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước do chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trực tiếp đến thủ đô La Ha Ba Na để viếng theo nghi thức quốc gia trang trọng nhất. Bên cạnh đấy, Việt Nam đã chọn ngày chủ nhật 4/12 /2016 làm lễ quốc tang cho vị lãnh tụ kính yêu này.
Vậy mà nhiều cá nhân vốn là những thành phần được xã hội nể trọng lại có cái nhìn hết sức lệch lạc và cực đoan về sự kiện này. Trước hết về nhà báo Phùng Hiệu đã viết trên facebook bình luận về sự ra đi của lãnh tụ Cu ba rằng:
"Sau gần 50 năm cai trị đất nước Cuba với sự độc tài, bảo thủ và tôn thờ chủ nghĩa Marx một cách mê muội, ông Fidel Castro đã để lại một Cuba nghèo nàn, lạc hậu."
"Hy vọng sau khi ông mất người dân Cuba sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ của con người."
Phùng Hiệu xúc phạm Fidel trên trang cá nhân |
Với dòng chia sẻ này, nhà báo Phùng Hiệu đã nhận được không ít gạch đá từ dư luận. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng một Nhà báo kỳ cựu như Phùng Hiệu lại khẳng định sự lãnh đạo Fidel là độc tài, Cu Ba tôn thờ chủ nghĩa Mác một cách mê muội? Đây khác nào là luận điệu của những kẻ chống cộng cực đoan luôn có cái nhìn không thiện chí với chủ nghĩa xã hội.
Và nếu như ông Phùng Hiệu nhìn thấy từng đoàn người dài người dân Cu ba và hàng chục nước trên thế giới bày tỏ lòng thành kính thì ông mới thấy Fidel có phải độc tài không. Theo các thông tin đã đưa thì lãnh đạo tờ báo Nhà báo và Công luận, cơ quan ngôn luận của Hội nhà báo Việt Nam vừa quyết định đình chỉ công tác đối với ông Phùng Hiệu.
Báo chí hay người làm báo ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng. Các nhà báo được xem là chiến sỹ xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Báo chí là công cụ sắc bén tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, là cẩu nôi, kịp thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, những nhu cầu cấp thiêt của nhân dân. Ấy vậy mà những lời chia sẻ của nhà báo Phùng Hiệu khác nào là sự phủ định những nguyên tắc ấy. Điều này đang gieo rắc những luồng tư tưởng độc hại cho xã hội, là cái cớ để các nhà “dân chủ” Việt nhảy và xuyên tạc, phá hoại.
Không khó hiểu khi cơ quan ngôn luận của Hội nhà báo Việt Mam vừa quyết định đình chỉ công tác đối với ông Phùng Hiệu. Đây là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc đối với những người làm báo luôn tự vỗ ngực cho rằng mình có thể thoải mái “bẻ cong ngòi bút”, thoát ly khỏi sự định hướng của cơ quan chức năng. Đấy không phải là tự do báo chí như nhiều người nghĩ mà là đây là sự vi phạm các quy định trong quản lý báo chí.
Tiếp đến là những phát ngôn của một nhà giáo khá nổi tiếng trong thời gian qua – PGS Văn Như Cương. Trên trang cá nhân, vị nhà giáo già này chia sẻ về sự ra đi của Fidel Castro:
Dần dần, thời gian trôi đi, những ngưỡng mộ của tôi đối với ông phần nào giảm sút, nhất là khi ông cứ ngồi mãi ở cái ghế Thủ tướng lâu đến mức khó chịu... Bấy giờ tôi xem ông là một nhà cách mạng có tài nhưng đồng thời là một nhà cách mạng độc tài.
Trang cá nhân của PGS Cương |
Kính thưa PGS Văn Như Cương, dòng tâm trạng có phần bức xúc của ông với lãnh tụ Fidel không biết xuất phát từ lý do nào. Nhưng có ai nghĩ rằng Fidel ngồi mãi ở cái ghế Thủ tướng lâu đến mức khó chịu lại làm khổ người dân CuBa chưa? Sự thật ở một quốc gia thứ 3, không một nước nào đạt được những thành tựu về y tế, giáo dục, an sinh xã hội tốt như CuBa. Sau khi làm cách mạng thành công, Fidel đã dành trọn cuộc đời mình lãnh đạo nhân dân Cu ba xây dựng phát triển đất nước, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Cu Ba. Đáng chú ý, sự lãnh đạo ấy của ông đặt trong bối cảnh chính sách thù địch,, bao vây cấm vận kinh khủng của Mỹ. Nếu nhìn vào con số hơn 1 nghìn tỷ USD mà kinh tế Cu ba bị thiệt hại do chính sách cấm vận của Mỹ thì cũng đủ thấy sự nỗ lực, cố gắng của Fidel lớn tới mức nào.
Chắc chắn rằng, lãnh đạo lâu năm không đồng nghĩa với độc tài như ông nghĩ. Bởi vì lãnh đạo như Fidel luôn mang lại giá trị đích thực và hạnh phúc cho người dân CuBa. Thử hỏi, PGS Văn Như Cương công tác cả đời trong ngành giáo dục, về hưu vẫn đứng trên bục giảng mà chưa bao giờ có ý định từ bỏ công việc này – đấy có phải là độc tài hay không?
Nhà báo, nhà giáo là những nghề hết sức cao quý nhưng không phải họ có quyền phán xét tất cả các vấn đề để áp đặt cho dư luận. Dù thế nào đi chăng nữa, Fidel Castro vẫn mãi là vị lãnh tụ kính yêu trong lòng nhân dân Việt Nam.
No comments:
Post a Comment