2016/12/23

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Học viện Phật Giáo Việt Nam vừa có thông báo Tuyển sinh Thạc sỹ Phật học khóa II (2017 - 2019) vào tháng 03/2017. Theo đó, đối tượng thuộc diện dự thi là Sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân Phật học các khóa trong cả nước; các môn dự thi gồm: Phật học, Triết học Phật giáo và Mác Lênin, Ngoại ngữ (Anh Vă hoặc Hoa Văn) trình độ B. 

Ngay khi Thông báo được đăng tải trên trang chính thức của Học viện này, đã có những ý kiến ra vào, trái chiều. Ý kiến sau đây của Chu Vĩnh Hải điển hình cho những suy nghĩ trái chiều đó: 
"Việc đưa môn Mác-Lênin vào kỳ thi của Học viện Phật giáo là tư duy tập thể."
Ông Thích Quang Thạnh từ chối câu hỏi của BBC: "Ông suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa Phật học và môn Mác-Lênin?"
Hôm 19/12, Hòa thượng Thích Không Tánh, cựu trụ trì chùa Liên Trì, nói với BBC từ Phú Yên: "Học viện Phật giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo trực thuộc nhà nước thì đương nhiên họ phải giảng dạy và thi tuyển môn Mác-Lênin rồi." "Đây là động thái cho thấy chính quyền muốn nô lệ hóa người của Phật giáo và đào tạo các học viên tốt nghiệp Học viện Phật giáo trở thành cán bộ tuyên truyền tôn giáo nhằm đưa môn Mác-Lênin đến rộng rãi cộng đồng Phật tử."

Ở đây, tôi không hiểu Chu Vĩnh Hải lấy đâu ra thông tin về việc ông Thích Quang Thạnh từ chối câu trả lời của BBC khi được hỏi: "Ông suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa Phật học và môn Mác-Lênin?" bởi thông tin chính thức từ Đại Đức Thích Quang Thạnh cho biết: Sau khi Thông báo tuyển sinh của học viện được đăng tải chưa có một cơ quan Đài báo trong, ngoài nước nào phỏng vấn ông về các nội dung liên quan? Nghĩa là, riêng với chi tiết này BBC đã cố tình dựng chuyện vàChu Vĩnh Hải đóng vai trò tiếp tay cho việc dựng chuyện với động cơ xấu ấy!

Chi tiết thứ hai, Mõ muốn nói đến chính là việc BBC đã phỏng vấn Hòa thượng Thích Không Tánh, nguyên trụ trì chùa Liên Trì (TP Hồ Chí Minh) hiện đang sinh sống tại Phú Yên sau khi chùa Liên Trì bị cưỡng chế giải tỏa phục vụ dự án khu đô thị Thủ Thiêm. Việc dẫn lời Hòa thượng Tánh và mặc định đó là ý kiến của chức sắc Phật Giáo trong nước về Thông báo tuyển sinh của Học viện Phật giáo, BBC cố tình đưa tin thiếu khách quan khi đồng lõa ý kiến của một người với đông đảo người. 

Mặt khác, nếu phỏng vấn một ai đó thì chắc sẽ không bị lên án mạnh bằng việc phỏng vấn Hòa thượng Tánh. Trên thực tế, mặc dù thực thi lệnh cưỡng chế thi công chùa Liên Trì, nơi Hòa thượng Tánh nhiều năm làm trụ trì nhưng ngoài việc bồi thường theo đúng quy định, chính quyền TP Hồ Chí Minh cũng không quên thi công xây dựng một ngôi chùa mới cũng với tên gọi là Liên Trì trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Họ cũng mời, đề nghị Hòa thượng Tánh tiếp tục đảm nhiệm cương vị trụ trì ngôi chùa mới này. Tuy nhiên, cũng giống như việc kháng cự quyết định giải tỏa chùa ban đầu, Hòa thượng Tánh đã không ít lần trả lời các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước vu cáo chính quyền 'đàn áp tôn giáo" qua sự việc cưỡng chế chùa Liên Trì. Ông Tánh cũng cự tuyệt đề nghị của chính quyền như một động thái cho thấy sự quyết liệt không khoan nhượng ở ông.

Không tiếp nhận thiện chí từ chính quyền, với một tâm trạng bất mãn ông Tánh đã qua nhiều nơi từ Vũng Tàu và nay ông đang ở Phú Yên. 

BBC đã phỏng vấn ông đúng vào cái thời điểm đặc biệt như thế và thật dễ hiểu với một tâm trạng không được ổn định và cả những khúc mắc với chính quyền chưa được giải tỏa nên Hòa thượng này đã nhân câu trả lời về Thông báo của học viện Phật giáo để công kích chính quyền. 

Ngoài ra, chúng ta cũng cần nhớ rằng, kể từ sau năm 1980, sau khi không đồng ý tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Chùa Liên Trì và cá nhân Hòa thượng Thích Không Tánh, Thích Huyền Quang và một nhân vật khác mà chúng ta không thể không nhắc đến là Hòa thượng Thích Quảng Độ đã li khai dưới tên gọi "Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất". Học viện Phật Giáo là một tổ chức thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với tư tưởng li khai, không công nhận tổ chức này nên Hòa thượng Thích Không Tánh với tư cách là một cá nhân thuộc "Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất" công kích 'Thông báo tuyển sinh" ở trên là chuyện hết sức bình thường! 

Còn về lí do tại sao trong thông báo Tuyển sinh Thạc sỹ Phật học khóa II (2017 - 2019) và đương nhiên cả Khóa I cũng như nhiều loại hình đào tạo khác của Học viện Phật giáo, môn Triết học Mác Lênin được đưa vào danh sách các môn dự thi bắt buộc. Bởi, đó là một yếu tố để Giáo hội Phật Giáo thực hiện đúng tinh thần: Sống phúc âm trong lòng dân tộc và phương châm: Đạo pháp - dân tộc và Chủ nghĩa xã hội được Giáo hội đưa ra trước đó. Sự gần gũi về mặt thế giới quan, nhân sinh quan giữa Triết lí Nhà Phật và Triết học Mác - Lênin cũng là một nguyên nhân khác của việc đưa môn học Triết học Mác Lênin vào các môn thi. Mặt khác, quá trình nghiên cứu, hình thành Triết học Mác - Lê nin, những nhà kinh điển như Mác, Ăng ghen và V. Lê Nin đã tiếp thu, kế thừa một số quan điểm trong Triết học Phật giáo, vậy nên chẳng có gì lạ khi những nhà tu hành trong đạo Phật thử tiếp cận những sản phẩm của sự kế thừa đó để làm phong phú cho chính nền tảng của họ. 

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng, mặc dù không xem và không đưa Triết học Mác - Lê nin vào thực hành và công nhận đó là nền tảng lí luận của chế độ chính trị nhưng nhiều quốc gia tư bản, nhất là Mỹ vẫn đưa môn học này vào giảng dạy chính thức. Lí do cho việc này, bởi họ vẫn xem đó là một thành tựu của nhân loại. Điểm khác biệt giữa Việt Nam với các quốc gia tư bản này không ngoài việc chúng ta công nhận còn họ thì không. Chính vì vậy, đừng vội vàng quy kết rằng đưa môn Mác - Lê nin vào các môn tuyển sinh là Học viện Phật giáo nói riêng, Giáo hội Phật giáo nói chung đang bị Nhà nước Việt Nam làm cho lệ thuộc, là Phật giáo Quốc doanh. Nói như thế không khác gì nói rằng, nước Mỹ học môn Mác - Lê Nin là họ đang bị Việt Nam làm cho lệ thuộc và họ sắp sửa chuyển đổi hệ tư tưởng!

No comments:

Post a Comment