Hoa đất
Tống Văn Công |
Còn nhớ cách đây vài năm, Tống Văn Công với những bức xúc vì ĐCSVN "không chịu làm theo ý mình", chê bai "Đảng biến chất" đang làm hoài nghi dư luận về tính “cách mạng”, “góp ý” của vị Đảng viên nguyên là Tổng biên tập báo Lao Động này. Nguyên nhân được lý giải là do ảo tưởng của tư tưởng tự do báo chí phương Tây và hoạt động lôi kéo của các phần tử chống Cộng ở bên ngoài, Tống Văn Công bắt đầu thoái hóa tư tưởng, có các bài viết phủ nhận thành quả cách mạng. Nhiều luận điệu theo kiểu xế chiều của ông được các đối tượng chống Cộng xem là chỗ dựa để chống Đảng, Nhà nước. Không lâu sau, Tống Văn Công đã bị khai trừ khỏi Đảng vì vi phạm các quy định của Đảng viên, nhất là những điều đảng viên không được làm, kể cả phát ngôn và tuyên truyền các quan điểm sai trái.
Là một cây bút kỳ cựu sa cơ trong buổi xế chiều, cứ ngỡ Tống Văn Công vui thú với tuổi già, ai ngờ ông lại xuất hiện đột ngột với nhiều phát ngôn gây sốc. Trả lời phỏng vấn BBC, Tống Văn Công vẫn cho rằng mình có quyền phán xét tất cả các vấn đề trong xã hội. Khi nói về hai điều 'hối tiếc và hãnh diện' trong nghề báo, hắn vẫn ngạo nghễ như chưa hề có cuộc chia ly với Đảng:
"Hối tiếc nhất điều gì" ư? Đó là tự nguyện làm công cụ của Đảng chứ không phải thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân.
Còn hãnh diện? Từ này quá cao đối với tôi. Nhưng cũng xin trả lời thế này: Tôi đã cùng anh em báo Lao Động đưa tờ báo từ chỗ chỉ bán cho Công đoàn mua bằng tiền nhà nước, đến chỗ đưa ra bán ở các sạp báo cả nước với số lượng cao nhất so với các tờ báo trung lương hồi đó.
Chắc hẳn Tống Văn Công đến tuổi lú lẫn mất rồi. Báo chí ở Phương Tây hay ở Việt Nam đều mang tính giai cấp. Đấy là điều đã được lịch sử thừa nhận. Khi mang tính giai cấp nghĩa là nó phải phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Báo chí Việt Nam phải là phương tiện, công cụ của Đảng, Nhà nước nói chung, của từng nhân tố trong hệ thống chính trị Việt Nam nói riêng trong các hoạt động giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước. Theo các suy luận như Tống Văn Công phải chăng “tự do báo chí” thích phục vụ cho ai thì phục vụ hay sao?
Khi tham gia báo lao động với tư cách là một nhân viên quèn đến chức vụ Tổng biên tập đầy quyền lực, hắn thừa hiểu điều đấy. Nhưng sao Tống Văn Công lại phải chờ đến lúc xế chiều mới phát ngôn bừa bãi như vậy. Chắc hẳn rằng, khi lợi ích cá nhân của hắn bị đụng chạm hoặc bản lĩnh chính trị kém nên mới “đảo chiều” 180 độ. Đấy là chưa kể trước đây Tống Văn Công là một đảng viên, phải tuân thủ theo Điều lệ Đảng, công cụ của Đảng là điều dễ hiểu.
Ngoài ra hắn còn hãnh diện lên mặt vì có thành tích đưa báo lao động phát hành nhiều số, độc lập với ngân sách Nhà nước. Xin thưa rằng, trước đây trong thời kỳ bao cấp còn khó khăn, báo chỉ ở đây chả cấp phát. Sau đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao, không chỉ riêng báo Lao động mà hàng trăm tờ báo khác vẫn hoạt động bằng chính sản phẩm của mình, không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Nói như Tống Văn Công khác nào hắn là người ban ơn, tiên phong cải cách cho báo chí Việt Nam.
Thật buồn cho những người bị khai trừ ra khỏi Đảng, lý luận vẫn cùn như ngày nào – Tống Văn Công.
No comments:
Post a Comment