Hoa đất
Cấn Thị Thêu trước vành móng ngựa |
Cấn Thị Thêu được biết đến trong phong trào dân chủ Việt với biệt danh “dân oan Dương Nội”. Tháng 9/ 2014, bà bị kết án 15 tháng tù giam và chồng là Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng với tội danh “chống người thi hành công vụ”. Ra tù vào tháng 7/2015, Cấn Thị Thêu vẫn tiếp tục cầm đầu dân oan Dương Nội gây rối trước trụ sở Đảng, Nhà nước. Ngày 10-6-2016, Cấn Thị Thêu bị bắt giam lần nữa và bị truy tố vối tội danh “gây rối an ninh trật tự”. Ngày 20-09-2016 toà án quận Đống Đa kết án 20 tháng tù giam. Gần đây nhất bà được các tổ chức bên ngoài vinh danh với Giải thưởng nhân quyền Việt Nam do Mạng Lưới Blogger Việt Nam cùng Võ An Đôn và Trần Ngọc Anh.
Trước phiên toàn phúc tẩm xét xử Cấn Thị Thêu, nhiều tổ chức (Mạng lưới Blogger Việt Nam, Nhà thờ Thái Hà…) tổ chức các hoạt động nhằm thả tự do cho bà. Từ một “dân khiếu kiện” chây lỳ, vi phạm pháp luật bỗng dưng Cấn Thị Thêu nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra cả bên ngoài. Hãy cùng tìm hiểu vì sao Cấn Thị Thêu lại nổi tiếng nhanh đến vậy?
- Tháng 6/2016, vị dân biểu có tư tưởng vốn không thiện chí với Việt Nam là Chris Hays đã gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop yêu cầu Úc phải lên tiếng trả tự do cho Cấn Thị Thêu. Bên cạnh đó, một số nhân vật trong Đại sứ quán Anh, Mỹ, Úc và Thuỵ Sĩ thường xuyên tiếp xúc, gặp gia đình Cấn Thị Thêu để động viên, cổ vũ và thu thập tình hình về cái gọi là “dân oan” tại Việt Nam.
- Ngày 14/9/2016 đại diện Sứ quán Úc cùng một quan chức của Bộ Ngoại giao Úc từ Canberra sang Việt Nam gặp gia đình Cấn Thị Thêu làm việc xuyên tạc vấn đề chính phủ Việt Nam tước đoạt ruộng đất của người nông dân.
- Ngày18/9/2016 ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với chị Cấn Thị Thêu. Ông chém gió rằng: “Chính quyền nên cải cách luật đất đai và cơ chế đền bù, thay vì trừng phạt những người dân bị mất đất”. “Khi Đảng Cộng sản Việt Nam cần sự ủng hộ của nông dân, đảng kêu gọi ‘người cày có ruộng’. Nhưng giờ đây đảng lại bỏ tù những người cổ vũ đúng khẩu hiệu đó”.
Ngay sau phiên tòa sơ thẩm ngày 20/9/2016, phong trào đòi trả tự do cho chị Cấn Thị Thêu đã tiếp tục diễn ra. Điển hình là, ngày 14/10/2016 Giám đốc Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền – ông Zeid Ra’ad Al Hussein đã “yêu cầu” chính quyền Việt Nam xóa bỏ các điều luật đi ngược lại luật pháp quốc tế về Nhân quyền, trong đó có điều 245 Bộ luật hình sự Việt Nam và ông kêu gọi thả tất cả các công dân đang bị bỏ tù vì liên quan đến các điều luật này.
- Ngày 13/11/2016, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam công bố Giải Nhân quyền Việt Nam 2016 thuộc về chị Cấn Thị Thêu cùng với "Dân oan" Trần Ngọc Anh và LS Võ An Đôn.
- Nhà thờ Thái Hà đã tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho Cấn Thị Thêu trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra.
v.v…
Hiếm có một “dân oan” nào lại nhận được sự quan tâm đặc biệt từ chính giới các nước như Cấn Thị Thêu. Có thể hiểu hiện tượng này là vì những động cơ chính trị đứng sau nó. Điều này được giải thích rằng, nhân quyền vẫn là con át chủ bài của các thế lực bên ngoài muốn can thiệp vào công việc nội bộ, thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
Một hành vi vi phạm pháp luật rõ như ban ngày của Cấn Thị Thêu không thể đứng trên pháp luật. Bản án cuối cùng sẽ được đưa ra mà chẳng thể có sự can thiệp nào từ bên ngoài. Thượng tôn pháp luật là nguyên tắc tối thượng, đặc biệt là những kẻ xem thường luật pháp, trông chờ vào sự hà hơi, can thiệp từ bên ngoài. Suy cho cùng, Cấn Thị Thêu cũng chỉ là công cụ của các thế lực bên ngoài nhằm chống phá Việt Nam mà thôi.
Sự chuyển hướng nhanh chóng sang mảng “dân oan” dường như là một sự lựa chọn đúng đắn trong bối cảnh đội ngũ trí thức giả danh đấu tranh vì nhân quyền như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang… không còn hiệu quả. Không khó hiểu cho nhận định này vì đầu tư cho “dân oan” sẽ dễ dàng tập hợp lực lượng và kích động các hoạt động chống phá hơn trong thời gian tới.
Phải chăng đấy là lý do giải thích vì sao Cấn Thị Thêu lại nổi tiếng nhanh đến vậy!
No comments:
Post a Comment