2016/12/23

Các số thống kê mới về tình trạng người trẻ Mỹ rời bỏ Giáo Hội

Vũ Văn An/ VietCatholic News

LTS: Hình ảnh trong bài do trang nhà sachhiem.net bổ túc theo bản gốc tiếng Anh: Exodus: Why Americans are Leaving Religion—and Why They’re Unlikely to Come Back. Nguyên văn bản tin tiếng Việt sau đây củaVietcatholic News (SH)
Exodus: Why Americans are Leaving Religion—and Why They’re Unlikely to Come Back
Một cuộc thăm dò mới của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng (Public Religion Research Institute, viết tắt là PRRI) tựa là “Exodus: Why Americans are Leaving Religion—and Why They’re Unlikely to Come Back” (Ra Đi: Tại Sao Người Mỹ Rời Bỏ Tôn Giáo – Và Tại Sao Khó Lòng Họ Trở Về) vừa được công bố. Cuộc thăm dò này được tiến hành hồi tháng Tám năm nay với sự phối hợp của Sở Tin Tức Tôn Giáo (Religion News Service), dựa trên một mẫu thăm dò tình cờ 2,201 người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Dù không thấu đáo như các cuộc thăm dò của PEW là những cuộc thăm dò dựa trên hơn 30,000 người, nhưng kết quả thăm dò này khá hữu ích.
Ít nhất nó cũng củng cố thêm hình ảnh không mấy sáng sủa mà các thăm dò trước đây đã thu lượm được: người trẻ Mỹ rời bỏ tôn giáo hàng loạt và những người không tự nhận diện mình với một tôn giáo nào (nones) càng ngày càng đông thêm. Cuộc thăm dò của PRRI cũng xác nhận rằng người trẻ Công Giáo rời bỏ đức tin của họ với một tỷ lệ cao hơn bất cứ nhóm tôn giáo nào khác.
Sau đây là một số con số thống kê mới của PRRI và của một số cuộc thăm dò khác:
Những người cựu Công Giáo và “nones” là những ai?
1. 10% người trưởng thành Mỹ nay là cựu Công Giáo
2. Khi người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội, họ trở thành:
a. 49% – “None” (tức không thuộc tôn giáo nào)
b. 25% – Thệ Phản Tin Lành
c. 13% – Thệ Phản Chính Dòng
d. 13% – Hệ phái khác: Mormon, Chứng Nhân Giêhôva, Do thái Giáo, Hồi Giáo.
3. 25% người Mỹ tự nhận mình không thuộc tôn giáo nào.
a. Đây là bách phân cao nhất xưa nay: lơ lửng giữa 4-6% (thập niên 1970s-1980s), rồi thập niên 1990 tăng lên 14% (1999), 20% (2012), và nay tăng tới 25% (2016).
b. Nay là nhóm tôn giáo đông nhất ở Hoa Kỳ.
c. Điều đáng lưu ý: 21% những người cho rằng mình không thuộc tôn giáo nào được dưỡng dục như những người không thuộc tôn giáo nào, trong khi 28% được dưỡng dục như những người Công Giáo.
4. 39% người trẻ trưởng thành (18-29 tuổi) nay không thuộc tôn giáo nào (gấp 3 lần những người trưởng thành cao niên hơn [trên 65 tuổi] tự cho mình không thuộc tôn giáo nào):
Những người trẻ trưởng thành ngày nay có cơ trở thành không thuộc tôn giáo nào 4 lần nhiều hơn người trẻ trưởng thành của thế hệ trước.
5. Người trẻ trưởng thành ngày nay
a. 39% = “không thuộc tôn giáo nào”
b. 15% = Công Giáo
c. 9% = Thệ Phản Tin Lành Da Trắng
d. 8% = Thệ Phản Chính Dòng Da Trắng
e. 7% = Thệ Phản Da Đen
f. 11% = Thệ Phản khác không Da Trắng
g. 7% = tôn giáo không phải Kitô Giáo
6. Đại đa số (64%) người trẻ trưởng thành không thuộc tôn giáo nào ngày nay trước đây vốn được dưỡng dục trong tôn giáo, nhưng rồi rời bỏ nó.
7. Ba loại người “không thuộc tôn giáo” nào
a. Chủ trương từ bỏ (58%) – Tôn Giáo không quan trọng đối với bản thân, và gây hại nhiều hơn gây ích.
b. Dửng dưng với thần thánh (apatheist) (22%) – Tôn giáo không quan trọng đối với bản thân, nhưng nói chung hữu ích cho xã hội.
c. Những người có đức tin nhưng không nối kết (Unattached Believers) (18%) – Tôn giáo là điều quan trọng đối với bản thân, và nói chung hữu ích cho xã hội.
Họ rời bỏ khi nào?
1. 79% những người cựu Công Giáo rời bỏ Giáo Hội trước tuổi 23 (PEW)
2. 50% những người ‘thiên niên kỷ’ được dưỡng dục như người Công Giáo nay không tự nhận mình là Công Giáo nữa (nghĩa là, phân nửa các trẻ sơ sinh mà bạn thấy được rửa tội trong vòng 30 năm qua, phân nửa những người bạn thấy được thêm sức, phân nửa những người trẻ Công Giáo bạn thấy đã thành hôn)
3. Chỉ có 7% những người ‘thiên niên kỷ’ được dưỡng dục như người Công Giáo nay vẫn tích cực thực hành đức tin của họ (dự Lễ hàng tuần, cầu nguyện nhiều lần trong tuần, cho biết đức tin của họ “cực kỳ” hay “rất” quan trọng).
4. 90% những người Mỹ không thuộc tôn giáo nào đã rời bỏ tôn giáo trước tuổi 29 (PRRI)
a. 62% rời bỏ trước 18 tuổi
b. 28% rời bỏ từ lúc 18-29 tuổi
c. 5% rời bỏ từ lúc 30-49 tuổi
d. 5% rời bỏ lúc hơn 50 tuổi
Tại sao họ rời bỏ?
1. Cuộc thăm dò của PRRI (2016) – phần trăm những người không thuộc tôn giáo nào nói lý do sau đây là lý do quan trọng khiến họ rời bỏ tôn giáo:
a. 60% – tôi ngưng tin các giáo huấn tôn giáo
b. 32% – gia đình tôi không bao giờ trưởng thành về tôn giáo
c. 29% – Các giáo huấn tiêu cực của tôn giáo về hay cách cư xử với người đồng tính nam nữ
(a). 40% đối với phụ nữ, 20% đối với nam giới
(b). 39% đối với các người thiên niên kỷ, 12% đối với người cao niên
(c). 39% được giáo dục như người Công Giáo, 29% được giáo dục cách khác.
d. 19% – Tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục
Một cách đáng lưu ý, điều này 26% đối với phụ nữ và 13% đối với nam giới
e. 18% – Biến cố gây chấn thương trong đời
f. 16% – Giáo Hội hay cộng đoàn của tôi trở nên quá chú tâm tới chính trị.
2. Cuộc thăm dò của Pew – “Đức Tin Đang thay đổi” (Faith in Flux) (2009) – phần trăm những người cựu Công Giáo nói lý do sau đây đóng vai trò trong việc rời bỏ của họ
a. 71% – Dần dần trôi giạt khỏi tôn giáo
b. 65% – Thôi không tin các giáo huấn tôn giáo
c. 43% – Các nhu cầu tâm linh không được thỏa mãn
d. 29% – Không vui vì các giáo huấn nói về Thánh Kinh
e. 26% – Không hài lòng với bầu khí của các buổi thờ phượng
g. 18% – Không hài lòng với hàng giáo sĩ tại cộng đoàn
h. 10% – Tìm thấy một tôn giáo họ thích hơn
3. Cuộc thăm dò của Giáo Phận Springfield (năm 2014) – phần trăm các người cựu Công Giáo nói lý do dưới đây đóng một vai trò trong việc họ rời bỏ:
a. 68% – Các nhu cầu tâm linh không được thỏa mãn.
b. 67% – Mất hứng thú với thời gian
c. 56% – Yêu cầu quá nhiều tiền
d. 48% – Không tin nữa
e. 47% – Không hài lòng với bầu không khí.
f. 38% – Qúa vụ nghi lễ Too ritualistic
g. 36% – Quá trịnh trọng
h. 36% – Âm nhạc không tốt
Các số thống kê khác
• 66% những người không tự nhận mình thuộc tôn giáo nào nhất trí rằng “tôn giáo gây nhiều vấn đề hơn là giải quyết chúng".
• 60% những người tự nhận mình không thuộc tôn giáo nào tin vào Thiên Chúa, cả như một người họ có thể có liên hệ với hay như một sức mạnh phi ngã.

No comments:

Post a Comment