2016/11/24

PHẢN ĐỐI LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO: BÈ LŨ “RẬN CHỦ” NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?

Một bộ phận bà con Việt Nam ta luôn có nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo, cũng giống như bà con bên lương, được Hiến pháp và pháp luật công nhận, đối xử bình đẳng.
Nhưng một số ổ nhóm diều hâu phương Tây lúc nào cũng coi tôn giáo là cánh tay nối dài của chính trị mẫu quốc, coi các con chiên là “con cờ chính trị”, giật dây chức sắc tôn giáo, điều khiển kích động giáo dân theo thời tiết chính trị trong nước. Một số vị “cha”, “chú” có số má trong tôn giáo được cử đi học ở Tây, ăn cơm Tây, bây giờ về bưng bô cho mẫu quốc, ăn theo, nói leo, hô-theo mẫu quốc, lôi kéo bà con giáo dân tụ tập đông người, biểu tình, thậm chí gây rối trật tự, gây sức ép lên chính quyền. Chính quyền đi ổn định trật tự thì bị vu cáo là “đàn áp tôn giáo”, “ngăn cấm hoat động tôn giáo”. Các “cha”, các “chú” lợi dụng bà con giáo dân làm bia giáp để mặc sức hoạt động sai trái, tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, gieo rắc tư tưởng “dân chủ” dối trá trong quần chúng.


Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vừa được Quốc hội thông qua vào chiều ngày 18/11/2016. Luật này nghiêm cấm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm đến an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. Luật nghiêm cấm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Các hành vi chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, chia rẽ người theo tôn giáo cũng bị cấm.
Như vậy mọi hoạt động tôn giáo bình thường không hề bị cấm cản hoặc gây khó khăn gì. Ấy thế mà ngay từ khi mới ra dự luật, bầy đàn “rận chủ” đã râm ran phản đối, gửi “kháng thư” khắp các nơi.
Ra là thế. Các luật khác chưa kịp ban hành thì chúng ra sức công kích “vi hiến”, “thiếu dân chủ”… Còn khi dự kiến ra luật để quản lý các hoạt động vô thiên vô pháp của chúng thì chúng như đỉa phải vôi.
Các nhà “rận chủ” luôn miệng vỗ ngực tự xưng là những người tôn trọng pháp luật, kêu gào ra sức hoàn thiện luật… nhưng đừng nhầm nhé, không phải tất cả luật đâu. Hãy trừ luật quản lý các vị đó ra.
Hóa ra lý do phản đối ở đây là bởi vì khi đã xây dựng thành luật, bên cạnh việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền con người có liên quan như quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền lập hội thì các luật này cũng đề ra những quy định rõ việc quản lý có liên quan, nhất là những quy định nghiêm cấm các hành vi lợi dụng các quyền này để xâm phạm lợi ích cộng đồng, trật tự công cộng. Luật được thông qua thì chúng sẽ bị luật chặn việc lợi dụng các quyền này vào các hoạt động phá hoại, chống đối, xuyên tạc, kích động lôi kéo đồng bào tôn giáo...
Không kích động được giáo dân, không lôi kéo được bà con tụ tập gây rối… các quan thầy cho treo niêu gấp. Thế thì phải phản đối kịch liệt chứ, phỏng?

                                                                                Chổi tre 

No comments:

Post a Comment