2016/11/19

Nhắn gửi các nhà báo: ĐỪNG BIẾN MÌNH THÀNH NGÁO ỘP

Khoai@



Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của các nhà báo, của truyền thông. 

Nhưng hiện nay, hễ nhắc đến nhà báo thì ai cũng sợ. Từ doanh nghiệp, chính khách, giới showbiz, thậm chí đến cả các trường học.... cứ nhắc tới nhà báo thì ai cũng khiếp vía.

Một nhà báo kì cựu, có tâm, có tầm, đã từng làm TBT một tờ báo lớn ở TP HCM nay sống ở nước ngoài đã phải viết thế này: "Sự sa đọa lớn nhất về văn hóa và đạo đức xã hội trong 20 năm gần đây, chính là truyền thông. TW khóa truớc đã để hẳn một kì "phục hồi nhân phẩm" ngành này, nhưng vô tác dụng. Phạt tiền, tước thẻ nhà báo và cách chức, thuyên chuyển Tổng biên tập là 3 hình thức mà cơ quan quản lý nhà nước ráo riết áp dụng thời gian gần đây".

Một ví dụ mới và nóng nhất là mới ngày hôm qua, anh nhà báo Nguyễn Liên, người đã từng công tác tại một tờ báo ở Đăk Lăk, thành viên Hội văn học Nghệ thuật Đăk Lăk đồng thời là một thợ ảnh chuyên nghiệp cũng đã có những hành động được coi là ghê tởm lợm tới mức không thể mô tả.

Nhân ngày 20/11, anh chôm chỉa được 1 tấm hình mô tả các quan chức Trung Quốc ôm gái nhà hàng rồi đưa lên facebook, kèm thêm một stt lên án chuyện 21 nữ giáo viên ở Hà Tĩnh bị cử đi tiếp khách và coi tấm hình đó là minh chứng cho những thói xấu của quan chức cũng như nỗi tức tưởi của các cô giáo ở Hà Tĩnh.

Một ví dụ khác cũng liên quan đến các nhà giáo. Để phục vụ cho ngày lễ 20/11, cô giáo chủ nhiệm lớp 7c trường THCS Phan Đình Phùng, ở huyện Vũ Quang đã huy động học sinh lớp 7 đến trường làm báo tường của lớp cho kịp thời gian để nộp chấm thi và công bố kết quả vào 20/11. Đây là hoạt động ngoại khóa của nhà trường và mọi học sinh đều phải tham gia như một phong trào thi đua. Vậy mà anh phóng viên tràm trọng hóa vấn đề, biến một việc làm đáng khuyến khích thành một việc làm sai trái. Anh viện dẫn Luật Lao động để chứng minh các thầy cô giáo đã sai khi sử dụng các em học sinh "lao động".

Không cần nói đến trình độ hiểu biết về pháp luật lao động cũng như những hoạt động của ngành giáo dục, chỉ nói dưới góc độ đạo đức, anh phóng viên đã không xứng làm người. Xem ảnh chụp màn hình bài báo:


Trong bài viết, giáo viên đã nhận sai và xin lỗi, nhưng dường như chưa thỏa mãn, phóng viên tiếp tục lên chất vấn hiệu trưởng. Hiệu trưởng cũng đã nhận sai mà phóng viên vẫn chưa để cho yên, anh này tiếp tục liên hệ với Trưởng phòng GD huyện để làm cho ra nhẽ. 

Chỉ ra cái sai cho người khác là cần thiết (tôi không nghĩ các cô giáo làm thế là sai), nhưng quan trọng hóa sự việc để dọa dẫm, triệt tiêu việc làm tốt đẹp hoặc biến một việc làm đúng thành việc làm sai thì không nên.

Phóng viên Phan Xuân Hồng hành xử như vậy đã vô tình biến các nhà báo thành ngáo ộp và làm người dân xa lánh.

Đó mới chỉ là 2 câu chuyện xảy ra ngày hôm qua, và dường như nó đang tập trung vào ngành giáo dục ở Hà Tĩnh.

Được biết bộ 4T và các cơ quan hữu trách đang cố gắng ra tay dẹp bỏ những con sâu trong làng báo, nhưng xem ra vẫn rất khó khăn.

Xin tiếp tục được viện dẫn lời của chị Hồng Beo để nói về những khó khăn, vất vả mà ông Bộ trưởng 4T đang phải hứng chịu: "Ông Tuấn là BT hứng đủ rác tồn đọng 20 năm nay của bộ này, tính cả mồ ma Văn hoá Thông tin. Sui cho ông, rác, lại đến thời điểm bốc mùi. Kinh phí nhà nuớc cấp vào hàng thấp nhất. Trách nhiệm xã hội nặng nhất so với tất cả các bộ khác vì liên quan đến 2 lĩnh vực thiết thân của toàn dân".

Thay cho lời kết, xin nhắn nhủ tới các nhà báo: "Đừng biến mình thành ngáo ộp"

***

Bài của anh Phan Xuân Hồng đây:

No comments:

Post a Comment