2016/11/24

LÝ LUẬN CÙN CỦA ĐẶNG HỮU NAM KHI NÓI VỀ LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Ngày 18 tháng 11 vừa qua, tại kỳ họp thứ hai Quốc Hội khóa XIV đã chính thức thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo với 417/428 đại biểu tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã khắc phục những hạn chế trong quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, bảo đảm sự phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
LÝ LUẬN CÙN CỦA ĐẶNG HỮU NAM KHI NÓI  VỀ LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Tuy nhiên, đối với các nhà dân chủ, đặc biệt là những kẻ thường xuyên lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì đây là một cơ hội để chúng lấy cớ xuyên tạc, vu cáo chính quyền. Trong số đó, không thể không nói đến sự lên tiếng của vị linh mục đang nổi đình nổi đám trong giáo phận Vinh thời gian vừa qua, linh mục Đặng Hữu Nam.
Theo như Đặng Hữu Nam thì ông ta cho rằng: “Gần như 100% những đại biểu quốc hội là Đảng viên Đảng Cộng sản, là những người sống theo chủ thuyết vô thần. Một người vô thần làm 1 luật cho tôn giáo là một sự hài hước.”Đồng thời, Đảng Cộng Sản Việt Nam độc tài để lãnh đạo đất nước này, họ coi tôn giáo là kẻ thù, và đặc biệt với chúng tôi là những người công giáo thì họ càng ghé bỏ nhiều hơn nữa.”. Ngoài ra, vị linh mục này còn cho rằng Luật tín ngưỡng, tôn giáo không  phải tạo điều kiện cho những người có niềm tin tôn giáo thực thi quyền của mình, vì quyền tôn giáo là “quyền” chứ không phải “ơn huệ xin cho”: “Ở các nước trên thế giới, những người sống trong chế độ văn minh, người ta không bao giờ đả động đến luật tôn giáo. Vì chính tôn giáo của họ có luật.
Nhưng tuyên bố của vị linh mục này cho thấy bản chất đê hèn, ngu muội của một người mang danh Thiên chúa. Thể hiện:
Một là, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, những đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đây là điều không thể phủ định. Và một trong các hoạt động của Quốc hội là thông qua các luật. Điều này cũng thể hiện ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân chứ không phải là ý chí nguyện vọng của Đảng Cộng sản. Hơn nữa, từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản đạt mục tiêu vì quyền lợi của người dân trong xã hội. Trong quá đảm nhiệm xứ mệnh lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống tin ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân, tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền này cả trong quy định của pháp luật và trong quá trình thực hiện chứ không phải là một sự “hài hước” và càng không phải là Đảng và Nhà nước coi tôn giáo là kẻ thù. Chỉ có những kẻ lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo mới tự ngụy biện cho những hành động sai trái của mình như vậy mà thôi.
Thứ hai, Đặng Hữu Nam không những thể hiện sự thiếu hiểu biết về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở trong nước mà về quy định của pháp luật quốc tế về tín ngưỡng tôn giáo ông ta cũng chẳng hề biết gì. Những võ đoán của vị linh mục này càng cho thấy cái ngu của ông ta. Một trong các lý do dẫn đến việc ban hành luật tín ngưỡng, tôn giáo là để bảo đảm sự phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề này. Khoản 3, Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã quy định rõ:“Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Hơn nữa, trên thế giới rất nhiều quốc gia phát triển thì vấn đề tín ngưỡng tôn giáo đều phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, hoạt động tôn giáo phải trên quy định của pháp luật. Chẳng hạn: Điều 8 Hiến pháp năm 1947 của Cộng hòa Italia quy định: “Các tôn giáo khác Công giáo có quyền lập tổ chức theo điều lệ của mình nhưng không được trái với trật tự pháp lý của Nhà nước. Quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo đó và Nhà nước do luật pháp quy định trên cơ sở thỏa thuận với những cơ quan đại diện cho các tôn giáo đó”.Hay, Điều 26 của Luật ngày 9/12/1905 của Cộng hòa Pháp quy định: “Việc tụ tập để thực hiện các nghi lễ tôn giáo phải báo cáo và chịu sự kiểm soát của cơ quan chính quyền có chức năng giữ gìn trật tự công cộng. Cấm việc hội họp có tính chất chính trị ở nơi chuyên dùng vào việc thờ cúng và thực hành nghi lễ tôn giáo”….
Thứ ba, tất cả những luận điệu của Đặng Hữu Nam nó chỉ phù hợp với những hành động chống phá nhà nước trong thời gian vừa qua của ông ta. Hành động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động bất chấp pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại với lợi ích, đường hướng mục vụ của Giáo hội Công giáo và đang đẩy đàn chiên của mình vào con đường vi phạm pháp luật của ông ta là điều đáng lên án. Với những hành động chống phá cụ thể thời gian vừa qua, với những luận điệu xuyên tạc tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đặng Hữu Nam thì đến lúc Nhà nước cần phải có những chế tài đối với kẻ lợi dụng tự do tôn giáo, lợi dụng chiếc áo thầy tu này.
Thành Nam

No comments:

Post a Comment