Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Antoine Camiller (Nguồn: internet).
Như đã nói ở Phần thứ nhất, Phần thứ hai này Mõ xin bàn tiếp về câu chuyện hệ lụy từ bài báo "Linh mục Đặng Hữu Nam thực sự là ai ?” được đăng trên báo Nghệ An vào ngày 20 tháng 11 năm 2016 vừa qua theo cách hiểu của tác giả Kiều Phong - Việt Nam Thời Báo ijavn.
Dẫn lại câu chuyện "nhà cầm quyền Việt Nam cử đại sứ sang Vatican đòi giáo hoàng Francis thuyên chuyển giám mục Nguyễn Thái Hợp" nhưng bất thành và xem đó là "trận cười đầu tiên của giáo dân miền Trung, cũng như người dân cả nước trước những bộ óc “sáng ngời” trong Bộ chính trị". Tác giả bài viết đã xem bài báo của báo Nghệ An được nói đến là trận nực cười thứ hai: "Bài báo ngày 20/11 trên báo Nghệ An là trận cười thứ hai với lí do lặp lại cái điều được nói đến ở Phần thứ nhất: "Thiên hạ được một trận cười vì một tờ báo được nhà nước bảo hộ nhưng lại không dám đưa tên thật của tác giả bài báo lên. Nửa chính thống, nửa nặc danh là việc cho đến bây giờ mới thấy". Nghĩa là, tác giả bài viết vẫn không chịu hiểu tại sao tác giả bài báo trên báo Nghệ An lại không đăng tên thật mà phải dùng đến một "Nghệ danh" khác không chính chủ dù đã có thêm một bước chuyển biến mới trong nhận thức là không hoàn toàn xem đó là nặc danh mà "Nửa chính thống, nửa nặc danh".
Chưa dừng lại ở cái lí do trời ơi và vu vơ này, Kiều Phong - Việt Nam Thời Báo ijavn tiếp tục viết: "Đã thế, người anh em cùng đức tin còn trích dẫn Kinh Thánh như thật: Thánh Phaolô đã khuyên nhủ các tín hữu Rôma với tâm tình này: “Cần phải phục tùng các chính quyền, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.” (Rô-ma 13, 5)" và không quên diễn tả, cho đây "lại là một trận cười nữa" với lí do: "Bởi lẽ chính quyền Việt Nam không đưa ra điều luật nào bảo người dân phải im lặng. Phục tùng chính quyền là phục tùng trong luật, luật pháp có chương nào, điều nào cấm làm việc gì cụ thể thì ta mới không làm việc đó. Còn lại điều gì không cấm thì công dân có quyền được làm. Những hình thức dùng quyền lực cưỡng ép trái với tinh thần luật pháp lại là một chuyện khác, đó không phải là pháp luật từ chính quyền và người dân không nhất thiết phải tuân theo". Và riêng ở nội dung này, tôi thực sự không hiểu cái lí do sau đó có liên quan gì đến phần trích dẫn lại lời dạy của Thánh Phaolô khi khuyên nhủ các tín hữu Rôma. Bởi trên tất cả lời khuyên, tâm tình ấy không hướng đến việc im lặng của các tín đồ và nó càng không phải khuyên các tín đồ dấn thân vào một đời sống im lặng, thụ động. Lời tâm tình/khuyên nhủ đó mang một ý nghĩa khác. Rằng, các tín hữu Công giáo chân chính ngoài phục tùng Thiên Chúa, làm theo điều răn của Thiên chúa thì họ còn một bổn phận khác nữa là phụng sự chính quyền. Hay nói cách khác, Thánh Phaolô tông đồ đang hướng những tín hữu của mình thực hiện được cái hài hòa trong mối quan hệ đạo và đời mà chúng ta hay nói đến!
Về việc cho rằng: "Tác giả nặc danh có nhắc đến sự căng thẳng giữa những người trong cùng một địa phương. Một bên là giáo dân, bên kia là ai tác giả nặc danh không nói. Không nói vì không thể nêu ra danh tính của bên đó".Tôi cho rằng băn khoăn này hết sức thừa thãi và không cần thiết bởi không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả trong quá khứ, ngay từ thời kỳ đầu tiên sơ khai của Giáo hội Công giáo hoàn vũ chủ thể mà họ có mâu thuẫn, họ mâu thuẫn không ai khác chính là chính quyền. Vậy, liệu có cần nói ra không khi mà chủ thể đó đã được định hình?
Và câu hỏi cuối cùng cũng là điều cần bàn: "Chưa bao giờ nền báo chí tự xưng là cách mạng lại cho đăng những bài hạ cấp như vậy. Nói xấu một một linh mục trên báo quốc doanh, phải chăng bộ máy tuyên truyền đã bị quẫn trí?". Ngay từ đầu, tác giả Kiều Phong - Việt Nam Thời Báo ijavn đã cho rằng hành động lên án một Linh mục trên một tờ báo chính thống là hành vi nhắm đến mục đích "tuyên truyền và gây chia rẽ dân tộc". Và đến đây, tác giả này lại đi đến đánh giá hành vi đó là "Quẫn trí". Nghĩa là báo Nghệ An, tác giả bài báo và cả những chủ thể "chỉ đạo" việc viết và đăng tải đó không lường trước được những hệ lụy từ một bài viết như thế.
Và mặc dù, Kiều Phong - Việt Nam Thời Báo ijavn không chỉ ra do đâu nói hành vi đó là quẫn trí, là không phù hợp, tuy nhiên có thể chỉ ra đó chính là việc: Bài báo trên báo Nghệ An sẽ gây phẫn nộ trong các chức sắc, giáo dân đạo Công giáo Giáo phận Vinh và cũng chính họ sẽ bày tỏ sự ủng hộ Linh mục Nam (đối tượng bị lên án) bằng những hành động khó có thể lường trước và khi đó không ai khác, chính quyền sẽ bị thua thiệt và cũng sẽ bị mang tiếng xấu là phá hoại đoàn kết lương giáo, chính quyền - Giáo hội????
Mõ hoàn toàn đồng tình với ý kiến cho rằng, khi đám đông giáo dân bị kích động thì chính quyền sẽ vất vả và nếu đúng việc lên án, công kích Linh mục Đặng Hữu Nam là không đúng và sai sự thật thì chính quyền mà cụ thể là Chính quyền tỉnh Nghệ An sẽ bị mang tiếng là phá hoại đoàn kết lương giáo, chính quyền - Giáo hội. Nhưng xin thưa rằng, hành vi sai trái, coi thường pháp luật của Linh mục Nam vào trưa ngày 12/11/2016 đã quá rõ ràng, chính giáo dân xứ Phú Yên cũng nhận thức rất rõ điều đó.
Vậy, xin thưa rằng, liệu họ có sẵn sàng bất chấp tất cả để làm những hành động vi phạm khác để bày tỏ sự ủng hộ tới chủ chăn của mình không? Mõ tin là không, bởi thần quyền dù mạnh đến mấy, dù ràng buộc chặt chẽ đến mấy thì thần quyền đó phải được xây dựng trên cơ sở của sự thật, sự công bằng và khách quan. Bản thân Linh mục Nam thừa hiểu điều ấy và tất nhiên, những Linh mục khác cũng không dại gì đi ủng hộ một người mà bản thân người ấy đã sai phè phè ra đó và không có lấy một chi tiết nào bấu víu vào để bảo vệ!
Xin dẫn lại câu cuối trong Phần thứ nhất để kết thúc Phần thứ hai này: "Đối với những chủ chăn ngoa ngôn, coi thường pháp luật và lợi dụng chính giáo hội của mình để kiếm tiền như Linh mục Nam thì những bài báo như của báo Nghệ An là cần thiết. Chúng ta không sợ điều đó sẽ "tuyên truyền và gây chia rẽ dân tộc" bởi khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương - giáo không thể xây dựng từ những kẻ như Linh mục Đặng Hữu Nam.
No comments:
Post a Comment