Trong những năm gầnđây, các thế lực phản động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đang tăng cường thực hiện những thủ đoạn thâm độc để bôi xấu lãnh tụ Hồ Chí Minh, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng, bịa chuyện, dàn dựng các sự việc liên quan đến vấn đề nhân quyền, đòi đa nguyên, đa đảng,… Một trong những thủ đoạn mà chúng vẫn thường thực hiện là tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân về vấn đề “đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “đòi phi chính trị hóa quân đội” thông qua những tình tiết và sự kiện mang tính lừa bịp về chế độ “đa đảng dưới thời Việt Nam Cộng hòa”,…
Tuy nhiên, bản chất của vấn đề “phi chính trị hóa quân đội” dưới thời Việt Nam Cộng Hòa như thế nào, sau đây người viết xin đưa ra 1 số luận điểm cụ thể như sau:
Dưới thời Ngô Đình Diệm
Ngày 26/10/1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố sự ra đời của quốc gia Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam của vĩ tuyến 17.
Đúng một năm sau, cũng chính Ngô Đình Diệm ký lệnh ban bố bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa sau khi nhận toàn văn văn kiện này từ Quốc hội Lập hiến, mở ra nền Đệ nhất Cộng hòa. Mặc dù về hình thức và câu từ, bản Hiến pháp nàytiệm cận nhiều giá trị dân chủ và tự do, tuy nhiên về bản chất nó là công cụ cho gia đình họ Ngô tạo ra một “chế độ quyền uy, khung cảnh của một sự chớm nở độc tài cá nhân trên thực tế”. Quả thực, Diệm đã thẳng tay đàn áp các đảng phái chính trị đối lập, tập trung quyền lực tối cao vào tay mình.
Trong giai đoạn đầu của nền Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963), tình hình chính trị rất là xáo trộn. Chính quyền của Diệm đã rất chật vật đánh dẹp loạn sứ quân do các lực lượng Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên khuấy động. Trong số này, nổi bật nhất là Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia do Hộ pháp Phạm Công Tắc (1890-1959) lãnh đạo.
Ám ảnh bởi loạn sứ quân, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bằng mọi cách hạn chế sự bành trướng hay ra đời của những đảng phái chính trị đối lập. Tổ chức chính trị được phép hoạt động là Phong trào Cách mạng Quốc gia, do Ngô Đình Nhu thành lập năm 1955.
Phong trào Cách mạng Quốc gia thật ra chỉ là tên gọi để điều khiển những đoàn thể vệ tinh chung quanh Đảng Cần Lao, do Ngô Đình Nhu lãnh đạo, như Liên đoàn Công chức Cách mạng Quốc gia, Tập đoàn Công dân vụ, Phong trào Tranh thủ Tự do và Đảng Công Nhân. Về sau này Phong trào lớn mạnh thêm với sự gia nhập của Đoàn Thanh niên Cách mạng (1958) và Phong trào Liên đới Phụ nữ (1961).
Còn đối với quân đội Việt Nam Cộng hòa thì sao? Để từng bước loại bỏ lực lượng thân Pháp, Diệm – Nhu tung đảng viên Cần lao vào “nằm vùng” trong bộ máy quân sự ở các cấp, nhiệm vụ chủ yếu là dò thám mọi hoạt động, kể cả về tư tưởng của binh sĩ và sĩ quan, sau đó là các hành động ám toán hoặc sa thải đối với các thành phần còn thể hiện tư tưởng thân Pháp.
Từ sau năm 1955, Đảng Cần lao từng bước dấn sâu vào hoạt động lũng đoạn chế độ. Với một hệ thống ngầm tồn tại bên trong và bên trên chính quyền, không chỉ giúp anh em Diệm nắm vững được các lĩnh vực của đời sống chính trị – kinh tế – xã hội từ cấp Trung ương đến cơ sở mà thực tế Đảng Cần lao trở thành một “siêu chính quyền” bên trong chính quyền, trực tiếp tham gia hoạch định các quốc sách của chế độ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955-1963.
Như vậy là, Đảng Cần lao nhân vị của Diệm và anh em, họ hàng trong gia tộc của ông ta đã ngấm ngầm, đưa học thuyết mĩ miều mang tên “cần lao nhân vị”là xương sống cho các chính sách thời kỳ nàyvào trong quân đội VNCH. Và dĩ nhiên, một điều dễ thấy đó là dù nói thế nào đi nữa, trong nền Đệ nhất Cộng hòa chưa khi nào quân đội VNCH tách rời khỏi đảng phái chính trị.
Thời đệ nhị Cộng hòa và Nguyễn Văn Thiệu
Cuộc đảo chính tại Nam Việt Nam năm 1963 là cuộc đảo chính Quân sự lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự làm ngơ của Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và Cố vấnNgô Đình Nhu, Chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu.
Nguyễn Văn Thiệu (nguồn ảnh internet)
Đây là thời kỳ kéo dài 4 năm, từ 1963 đến 1967, bắt đầu từ cuộc đảo chính quân sự lật đổ Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963. Trong 4 năm sau đó, lần lượt 5 chính phủ được các phe quân đội và dân sự dựng lên rồi đạp xuống liên tục với liên tiếp các cuộc đảo chính và chỉnh lý khác. Chỉ đến khi Nguyễn Văn Thiệu lên nắm giữ quân đội từ 1965 và thiết lập chính phủ dân sự do tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng thì tình hình mới bắt đầu ổn định. Cả hai người này, sau khi Hiến pháp 1967 được thông qua, đã liên minh tranh cử vào vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống, và thành công.
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được chia thành các Tỉnh. Thủ đô Quốc gia được gọi là Đô thành. Đô thành Sài Gòn: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng. Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Cấp quận: đứng đầu là quận trưởng. Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng. Tuy nhiên, thực tế thời Đệ nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng, đô trưởng là quân nhân. Và đa phần các tướng lĩnh, tỉnh trưởng, đô trưởng - nắm các chức danh quan trọng của quân đội VNCH trong thời kỳ này đều là những thành viên cốt cán của Đảng Dân chủ - cũng chính là Đảng phái do Nguyễn Văn Thiệu thành lập nên và cũng do chính đảng nàyđưa Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ - 2 tướng lãnh cấp cao trong quân lực VNCH lên giữ 2 cương vị cao nhất của chế độ.
Mặc dù, từng tuyên bố “lưỡng đảng” thậm chí đã ban hành Hiến pháp cho phép đa nguyên, đa đảng tuy nhiên thực tế với chế độ quân quản, từ năm 1967 đến cuối tháng 4 năm 1975, những ngày tháng cuối cùng của Đệ nhị Cộng hòa, chưa bao giờ Thiệu tạo điều kiện cho một đảng phái nào khác nắm chính quyền ngoài đảng Dân chủ do Thiệu lập nên. Và cũng chính Nguyễn Văn Thiệu -người đại diện của quân đội nắm giữ quân đội một cách toàn quyền.
Như vậy, suốt thời gian tại vị của chế độ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) mặc dù về hình thức, lập pháp của chế độ này luôn tuyên bố đa nguyên, đa đảng nhưng thực tế vẫn là “độc tài toàn trị” và toàn quyền nắm giữ quân đội chứ không phải là “phi chính trị hóa quân đội” như những gì mà chế độ này vẫn rêu rao.
Trở lại vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng độc tôn và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam. Lịch sử xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam luôn gắn liền với sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”. Đảng lãnh đạo Quân đội là vấn đề nguyên tắc và đã được thực tế kiểm nghiệm, không ai có thể phủ nhận được.
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời có đặc thù là trước khi nhân dân ta giành được chính quyền, thành lập Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng trở thành nguyên tắc căn bản trong xây dựng quân đội, quyết định bản chất giai cấp, mục tiêu lý tưởng chiến đấu, sự trưởng thành, lớn mạnh và chiến thắng của Quân đội ta trong mọi thời kỳ cách mạng. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội và sự trung thành tuyệt đối của Quân đội đối với Đảng là hai mặt thống nhất của một vấn đề; hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng, không tách rời, được thực tiễn kiểm nghiệm trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta.
Những luận điểm phi lý “phi chính trị hóa quân đội” của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị chắc chắn sẽ chết yểu cũng như mọi mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, đi ngược lại quy luật sẽ tất yếu thất bại!
No comments:
Post a Comment