2016/11/03

HOÃN DỰ THẢO LUẬT VỀ HỘI



Viễn

Theo đúng chương trình nghị sự, tại kì họp Quốc hội lần này, dư thảo Luật về hội, một dự thảo Luật vốn được trông chờ đã được đưa ra bàn thảo. Và sau những cuộc thảo luận công khai, minh bạch, nghiêm túc tại Quốc hội, với việc còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, Bộ trưởng Bộ nội vụ Lê Vĩnh Tân đã xin Quốc hội được hoãn thông qua Luật về Hội.

Điều đáng chú ý là, sau khi Quốc hội hoãn thông qua Luật về hội, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí, nhất là số thuộc “phong trào dân chủ” Việt đã thông qua các trang mạng lề trái viết nhiều bài phân tích, bình luận về vấn đề này. Đương nhiên luận điểm phổ biến của họ là Luật về hội bị hoãn thông qua vì vi phạm nhân quyền, vì đã bóp nghẹt quyền tự do lập hội.

Cần khẳng định rằng đây là một sự xuyên tạc trắng trợn. Đúng là Luật về hội đã được hoãn thông qua nhưng là vì lí do khác chứ không phải vì Luật này bóp nghẹt nhân quyền, bóp nghẹt quyền tự do lập hội như ý kiến xuyên tạc của các nhà “dân chủ”.

Ai cũng biết Luật về hội được xây dựng là để nhằm đảm bảo thể chế hóa tinh thần của Hiếp pháp. Hiến pháp luôn qui định rõ công dân có quyền lập hội. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta chưa có Luật về hội. Thế nên việc xây dựng Luật về hội chính là để thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp. Vậy cớ sao lại xuyên tạc Luật về hội là sự bóp nghẹt quyền lập hội.

Mặt khác cần thấy rằng việc Luật về hội hoãn thông qua bởi vì còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất, chưa đồng thuận cao về dự thảo Luật này. Bởi ai cũng biết vấn đề lập hội là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp. Có nhiều ý kiến nghi ngại rằng, với một Luật qui định về một vấn đề nhạy cảm như thế này, nếu như không được bàn thảo kĩ lưỡng, không kín cẽ thì sau khi ban hành, có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng để thúc đẩy thành lập các tổ chức hội nhóm mang màu sắc chính trị, hoạt động chống chính quyền rồi tìm cách công khai hóa thành tổ chức, đảng phái chính trị đối lập, xâm phạm An ninh quốc gia Việt Nam, đẩy xã hội rơi vào thế bất ổn chính trị.

Cũng có ý kiến chưa đồng thuận với một số qui định trong dự thảo Luật như vấn đề hội không được phép nhận tài trợ từ phía nước ngoài bởi trên thực tế nhiều hội hiện nay tồn tại, phát triển và triển khai nhiều chương trình nghiên cứu đều dựa trên nguồn tài trợ nước ngoài, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Lại có ý kiến về việc không đưa 6 tổ chức chính trị xã hội vào phạm vi điều chỉnh của Luật…

Rõ ràng việc có quá nhiều ý kiến chưa thống nhất, có 33 điều thì có tới 32 điều có ý kiến càng chừng tỏ rõ hơn tính phức tạp, nhạy cảm khi xây dựng Luật về hội. Chính vì vậy việc Quốc hội hoãn thông qua, giao cơ quan xây dựng tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, chỉnh lý là phù hợp tránh tình trạng Luật không phù hợp thực tiễn hoặc mới ban hành đã phải chỉnh sửa.

Đây là điều phù hợp với thực tiễn chứ nhất quyết không phải bởi vì Luật này vi phạm nhân quyền như ý kiến xuyên tạc của các nhà dân chủ.

Chắc chắn Luật về Hội sẽ được xây dựng thật cẩn thận và kín cẽ trên cơ sở phát huy tốt nhất quyền cơ bản của con người vào tạo thuận lợi cho công tác quản lý hội.

No comments:

Post a Comment