Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, facebook, blog xuất hiện rất nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc, bôi xấu, vu khống suy diễn, nhằm hạ thấp uy tín một số tổ chức, cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta, gây hoang mang trong một bộ phận quần chúng nhân dân.
Chỉ cần vài giây nhấp chuộtvào mấy blog đã thấy hàng loạt chuyện: vui có, buồn có, chửi chế độ có, chửi quan chức có, mạt xát nhau có.... Các trang blog như “Cứu nước”, “Đàn chim Việt”, “Người Việt xa xứ”, “Người Việt vùng Vịnh”... tung ra hàng loạt thông tin sặc mùi thuốc sâu, nào là anh này quan tham nhũng, anh kia thiếu dân chủ, vi phạm nhân quyền, anh này đấu đá, tìm cách hạ bệ anh kia... tạo cảm giác cho người đọc nghi ngờ trong nội bộ có “phe, cánh”. Các nhà “dân chủ rởm” còn núp dưới danh nghĩa đảng viên trung thành tán phát trên internet “Thư ngỏ” bày tỏ quan điểm sai trái, phê phán công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước ta những năm qua hầu như vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị, kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Từ những suy diễn thiếu căn cứ, bịa đặt đó chúng “kiến nghị” yêu cầu Đảng, Nhà nước phải thay đổi Cương lĩnh của Đảng, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng…
Mới đọc những thông tin trên mọi người sẽ có cảm giác như có lý. Song sâu chuỗi các sự kiện lại thấy chẳng có lý tí nào. Ai cũng biết, năm 2012, khi Đảng ta triển khai kiểm điểm, tự phê bình và phê bình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng thì các trang mạng, blog “Dân làm báo”, “Quan làm báo” liên tục tán phát các thông tin bịa đặt, xuyên tạc trên không gian mạng cho rằng, việc kiểm điểm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ là hình thức mị dân, bản chất bên trong vấn đề này là sự “đấu đá quyền lực nội bộ”, nhằm tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, suy giảm niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Đến năm 2013, lần đầu tiên Quốc hội ta lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt, vẫn chiêu trò cũ, các trang mạng, blog này lại tung ra các bài viết gán ghép, núp bóng dưới tên tuổi của các đảng viên “trung thành” phao tin bịa đặt, thêu dệt các câu chuyện xấu xa về đời tư các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, đánh vào tâm lý tò mò, hiếu kỳ thông tin “hậu trường chính trị” của một bộ phận người đọc, hạ thấp uy tín cán bộ trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội. Từ cuối năm 2014 đến nay, khi Đảng ta đang chuẩn bị tiến hành Đại hội các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng, nhất là mới đây Trung ương (khóa XI) tổ chức Hội nghị lần thứ mười tiến hành quy hoạch, bỏ phiếu tín nhiệm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, trên các trang mạng internet lại xuất hiện hàng loạt thông tin bịa đặt, xuyên tạc về gia đình, đời tư, sức khỏe của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, suy diễn, dự báo, bình luận vô căn cứ, hồ đồ tkiểu “thầy bói xem voi” về nhân sự Đại hội XII của Đảng, với mưu đồ chống phá rõ ràng.
Những ngày vừa qua, mượn chuyện chống lũ lụt miền Trung, số Blogger chống đối như Blogger của Nguyễn Anh Tuấn được đám “Việt tân” cho là một nhà hoạt động dân sự rất tích cực giúp đỡ ngư dân miền Trung trong thảm họa Vũng Áng lải nhải: Sự độc quyền của bộ máy cầm quyền được nhiều người xem là nguyên nhân của sự suy thoái xã hội, thậm chí đối với những tai nạn cụ thể như vụ xả lũ vừa qua của đập thủy điện... đọc xong mà tôi chẳng hiểu gì.
Mới đây nhất, một số trang Facebook ghi lại hình ảnh đoàn xe có cảnh sát giao thông mở đường, hai bên có Công an xã đứng bảo vệ, phía sau là hàng loạt xe công gồm biển đỏ, biển xanh và xuyên tạc, quy chụp là “đoàn xe của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm quê Bến Tre” nhằm tác động đến tư tưởng người dân. Lợi dụng sự việc này, các nhà “dân chủ rởm” và đám “Việt tân” lại thêu dệt, bịa chuyện. Ngay sau đó, Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã khẳng định trên mạng xã hội về “57 chiếc xe nối đuôi đưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm quê” là sai sự thật, có tính xuyên tạc. Trên thực tế, hình ảnh trong đoạn clip là đoàn xe của địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cùng các đơn vị chức năng tỉnh Bến Tre đi tham quan thực binh tại Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Bến Tre, huyện Bình Đại và Giồng Trôm. Sự thật càng được làm rõ khi ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư kí Quốc hội khẳng định “Ngày 28/0 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn ngồi trên đoàn chủ tọa để điều hành phiên họp cả ngày. Việc này tất cả các đại biểu Quốc hội và báo chí đều biết”, tất cả người dân xem truyền hình cũng đều thấy rõ.
Vậy là sự thật vẫn là sự thật, còn trò “ném đá giấu tay” vẫn chỉ là sự bịa đặt, xuyên tạc. Tuy nhiên, điều này nguy hiểm ở chỗ nếu nó được lặp đi lặp lại nhiều lần, với tần xuất liên tục và bài bản nên ở mức độ, chừng mực nào đó, nó đã tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến dư luận xã hội, nhất là những người nhẹ dạ cả tin dễ lầm tưởng, ngộ nhận, khiến họ “bán tín bán nghi” cho rằng một số cán bộ cao cấp của Đảng đã thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng quyền lực để vun vén lợi ích cá nhân, dẫn đến hoang mang, dao động, lo lắng, phân tâm về tư tưởng.
Phải thừa nhận rằng, trong số hơn 100 triệu con dân đất Việt, vẫn còn ông này, bà kia có lối sống còn buông thả, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” bị tác động; vẫn còn một bộ phận nào đó có nhận thức, tư duy hạn chế; hiện tượng bàng quan, thờ ơ, thiếu chính kiến đúng đắn trước các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, chia rẽ nội bộ vẫn tồn tại, song không đúng như những gì mấy đưa phản động cơ hội quy chụp. Mọi người cầnhết sức cảnh giác loại bỏ những loại thông tin này. Mỗi người cần có lập trường tư tưởng vững vàng, thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; nhận thức đúng những thành tựu trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện khi tiếp nhận, đánh giá thông tin. Mọi người cũng cần tỉnh táo nhận diện các thông tin xấu, độc hại, thận trọng trong phát ngôn, trao đổi thông tin mỗi khi truy cập, tham gia các diễn đàn trên không gian mạng.
Mọi người cũng cần trang bị kiến thức cần thiết để xác định rõ các thông tin bịa đặt, xuyên tạc thường không có thật hoặc có thật nhưng đã bị bóp méo, nhào nặn, cắt xén, thêm thắt, suy diễn thiếu căn cứ, như: khi đưa thông tin bịa đặt bôi xấu cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, chúng thường “mạnh mồm” tuyên bố “đây là tài liệu bóc từ băng ghi âm”, nhưng kiểm chứng lại chúng ta thấy ngay dù đã nhiều lần hứa “tung” băng ghi âm song chưa lần nào chúng làm được việc đó. Hay khi chúng “mạnh mồm” tuyên bố cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng ta “tham ô, tham nhũng”, đưa ra các thông tin thất thiệt về sự bất minh về kinh tế, gán ghép cho họ có những khoản tài sản “kếch xù”, những biệt thự sang trọng, nhưng chỉ khi bị bóc mẽ, ngôi biệt thự đó là của một đại gia ở nước ngoài, đã từng xuất hiện trên nhiều báo chí mạng thì mọi việc mới vỡ lẽ rằng, đó là những thông tin bịa đặt, xuyên tạc.
Mọi người cũng cần quan tâm khi đọc những thông tin hoàn toàn bằng tông màu “đen”, tất cả là phê phán, chỉ trích vô căn cứ; hoặc có những thông tin “trung tính”, núp dưới danh nghĩa, tên tuổi của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là số đã nghỉ hưu, song lại có những “kiến nghị” đi ngược với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Quê xa68
No comments:
Post a Comment