Mẹ Đốp
Tin từ nhiều nguồn cho hay: Văn phòng báo chí Tòa Thánh hôm 22/10/2016 chính thức thông báo cuộc họp giữa phái đoàn Việt Nam và Tòa Thánh sẽ được diễn ra từ ngày 24 đến 26 tháng 10 tại Vatican.
Thông báo của Tòa thánh cũng cho biết về mục đích cũng như thành phần sẽ dự cuộc họp này như sau: "Như các lần họp trước, lần họp này là để “phát triển và đào sâu quan hệ song phương giữa hai bên. Đức ông Antoine Camilleri, phó thư ký các quan hệ với các Quốc gia sẽ đứng đầu phái đoàn Tòa Thánh. Đứng đầu phái đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn".
Tuy nhiên, những ai tinh ý sẽ tự đặt ra câu hỏi rằng, tại sao qua 05 vòng đàm phán trước đó (vòng đàm phán gần đây diễn ra vào tháng 09/2014 tại Hà Nội), quan hệ Việt Nam - Vatican mới chỉ dừng lại ở cơ chế Đặc phái viên không thường trú mà không phải là Đặc phái viên Thường trú hay Vatican có Đại sứ quán tại Việt Nam như họ đã từng đạt được với nhiều quốc gia Châu Á có đạo Công giáo khác (ngoài Trung Quốc, Việt Nam)?
Khi gợi mở câu hỏi này, có người đã nói ngay với tôi rằng, có thể do Việt Nam, Trung Quốc là 2 quốc gia tiêu biểu cho thể chế Xã hội chủ nghĩa với nền tảng học thuyết Vô thần (Mác - Lê Nin) nên về cơ bản đối nghịch, khó tìm được tiếng với một thể chế chính trị tiêu biểu cho tư tưởng, chủ nghĩa hữu thần (Vatican). Song, khi nhận được câu trả lời này, tôi không hoàn toàn phản đối nhưng đã hỏi lại người đưa ra câu trả lời trên rằng: Tại sao Cuba cũng là một quốc gia theo đường lối Xã hội chủ nghĩa với học thuyết vô thần tại sao họ lại chấp nhận để Giáo hoàng Phanxico làm cầu nối để tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau gần 6 thập kỷ đóng băng quan hệ? Tại sao một vị Giáo sư với hàng trăm công trình khoa học tên tuổi, được thế giới ghi nhận như Nguyễn Xuân Vinh lại sẵn sàng gia nhập đạo Công giáo ở cái tuổi xưa nay hiếm - 86 tuổi? Xem thêm:Tại đây.
Rồi chưa nói đến việc ở Việt Nam có hàng trăm, hàng ngàn đảng viên Đảng Cộng sản nhưng họ cũng là tín đồ của đạo Công giáo... Như vậy, có thể hiểu hóa ra sự khác biệt về mặt ý thức hệ, nền tảng chính trị không phải là nhân tố khiến Việt Nam - Vatican chưa thể đi đến có tiếng nói chung trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức như nhiều nước đã từng chấp nhận trước đề nghị của Tòa thánh!
Qua theo dõi cuộc gặp lần thứ 5 diễn ra vào tháng 9 năm 2014 tại Hà Nội. Bên cạnh những kết quả nổi bật mà 02 bên đã đi đến thống nhất như (1) tái khẳng định chính sách nhất quán về tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng của mọi người và (2) hỗ trợ Giáo hội Công giáo tại Việt Nam tích cực tham gia vào việc phát triển đất nước về mặt xã hội và kinh tế thì nội dung nâng cấp quan hệ từ Không thường trú thành Thường trú cũng được phía Vatican đặt ra và đề nghị phía Nhà nước Việt Nam xem xét. Tuy nhiên, cuộc họp kết thúc mà nội dung này vẫn bị bỏ ngỏ!
Đấy cũng là lí do để nói rằng, một trong số các mục tiêu mà Vatican hướng đến trong cuộc họp vòng 6 giữa hai bên này vẫn là vấn đề nâng cấp quan hệ ngoại giao từ "Không thường trú" lên "Thường trú".
Những hình ảnh đánh dấu quan hệ Việt Nam - Vatican:
Về vấn đề này, dưới góc nhìn của một người ngoài cuộc, Mõ xin lí giải đôi điều về việc tại sao Việt Nam vẫn tạm thời giữ nguyên quy chế "Đặc phái viên không thường trú" dù phía Vatican nhiều lần đề nghị nâng cấp này như sau:
(1). Nhân tố đầu tiên chúng ta không thể không nói đến là vấn đề mặc cảm quá khứ. Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam hoàn toàn không giống như cái cách đạo Phật hay những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài khác. Nó gắn liền với những cuộc xâm lược của giới tư bản phương Tây mà các Cha cố đạo đóng vai trò là những người dẫn đường chiến lược, là những người thiết lập nên những nền tảng đầu tiên để những cuộc xâm lược thuộc địa nhanh chóng được hoàn tất và ít đổ máu nhất.
Một trong những đặc điểm dễ thấy là ngay khi đến Việt Nam, các Cha cố đạo thường tiến hành công việc truyền đạo, "loan báo tin mừng" của mình tại những khu vực cửa Biển. Đây chính là những vị trí tiền trạm để khi những đội quân xâm lược đến bằng đường biển thì ngay lập tức sẽ được tiếp đón mà không gặp bất cứ sự phản kháng nào.
Chưa hết, sau khi đã tiếp cận được địa bàn thì chính những Cha cố đạo sẽ là những kẻ dẫn đường đắc lực cho những đội quân xâm lược "bình định" những vùng đất còn lại. Cứ như thế, ngay từ thuở bình minh đặt chân lên Việt Nam, đạo Công giáo mà hiện thân cụ thể là các Cha cố đạo và những tín đồ đầu tiên người Việt vốn đã mang trên mình một mặc cảm mà đúng hơn là tội lỗi khó có thể dung thứ; chính họ vừa đóng vai là những tên xâm lược nhưng vừa là những tên tay sai bán nước, dâng đất nước Việt Nam cho những tên thực dân khát máu gần 100 nô lệ sau đó!
Có một sự kiện nữa cũng không thể không nhắc đến là chính đạo Công giáo với bàn tay ma quỷ, lấm lem chính trị của mình đã thiết lập nên một nền Cộng hòa khát máu trong nhiều năm với những đại biểu tiêu biểu là chế độ gia đình trị của họ Ngô những năm 50, 60 của thế kỷ 20. Cuộc đảo chính dẫn đến sự tan rã của thể chế chính trị núp bóng phong kiến vào cuối năm 1963 đã phần nào cho thấy được đông đảo người dân đã chán ghét thế nào với những con bài được dựng nên từ chính một bộ phận Công giáo ở bên ngoài này!
Những điều vừa được chỉ ra cho thấy phần nào những mặc cảm mà đạo Công giáo nói chung và bản thân Tòa thánh đã đem đến cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam trong một thời gian dài. Và xin được thưa rằng, những thứ mặc cảm như thế sẽ không dễ gì được mất đi dù cho Tòa thánh đã công khai xin lỗi nhân dân Việt Nam trước đó. Cho nên, cái điều mà Tòa thánh cần làm, cần khai thông khi đưa những lời đề nghị thiết lập quan hệ giao hảo giữa hai bên không đơn thuần chỉ là những lời hứa có cánh mà cần hơn hết là những việc làm, những động thái cụ thể.
Và có lẽ dưới góc nhìn có vẻ thiện cận của Mõ thì nên chăng bắt đầu từ Giáo phận Vinh với những cái tên như Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục (xin thưa đây chỉ là những gợi ý của Mõ chứ, Tòa thánh không nhất thiết nghe và làm theo kẻo khó xử...).
(2). Lí do thứ hai được nói đến dù không mấy bản chất nhưng cũng xin được nói ra. Việt Nam là nước đồng chủng, đồng văn với Trung Quốc, lại có quan hệ "núi liền núi, sông liền sông" và cùng chung thể chế chính trị... Cho nên một khi Vatican còn có những cái nhìn thiếu thân thiện đối với Trung Quốc, thậm chí là kỳ thị thì lúc đó Việt Nam sẽ hẵng chưa chấp thuận và để tiếp tục xem xét ở vòng đàm phán tiếp theo vậy!
Mõ dự rằng, với đà này thì còn lâu "Đặc phái viên Không thường trú" sẽ được nâng lên "Thường trú" lắm. Nhưng Mõ vẫn sẵn một niềm tin, niềm hi vọng là vì người Công giáo Việt Nam và những lợi thế mà Vatican có được khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, không loại trừ Vatican sẽ có những động thái tích cực tại vòng đàm phán lần thứ 6 này!
No comments:
Post a Comment