Lại nóng lên vấn đề từ thiện, cứu trợ lũ lụt. Post lại stt của Đức Thiện trong một chủ đề liên quan đang được tích cực bàn luận trong nhóm Lương Sơn.
1. Trận lũ đổ về, cả bản bị lũ cuốn trôi vài nhà. Sau vài tiếng thì hội Chữ Thập Đỏ huyện đến hỗ trợ tiền và đồ ăn. Nhà nào bị lũ cuốn trôi thì được hỗ trợ 10 triệu và 2 thùng mỳ tôm. Còn nhà nào không mất nhà thì chỉ được 2 thùng mỳ tôm. Sau khi biết tin, người dân trong bản đã quây cán bộ lại hỏi: - Tại sao nhà tao không được tiền? Cán bộ giải thích tại tiền chỉ cho nhà nào bị lũ cuốn trôi thôi, nhà nước giúp họ tiền để họ sửa lại nhà. Nhưng những người còn lại không chịu đã chửi bới rất thậm tệ. Và cuối cùng họ nói: - Sang năm tao cũng làm nhà gần suối để khi nào lũ cuốn trôi còn được tiền; tiền cho thì phải cho tất cả chứ.
2. Ngân hàng chính sách cho những hộ nghèo nhất trong huyện vay tiền về mua bò, lợn, gà về chăn nuôi. Một tháng sau cán bộ xuống kiểm tra hỏi bò đâu? - Tao chưa mua. Thế tiền anh làm gì rồi? - Tao mua cho mỗi người trong nhà một cái điện thoại rồi, số còn lại tao uống rượu hết rồi. Vậy thế sau này làm sao anh trả nợ? - Ô không sao đâu, bọn Kinh nhiều thằng ở xuôi lên cho tiền lắm, chúng nó thừa nhiều tiền thì cho tao mà. Đói thì nhà nước cho gạo mà. Không trả nợ được của nhà nước không sợ đâu.
3. Các cô giáo ở vùng sâu vùng xa luôn phải lo đủ sỹ số học sinh. Hôm nào biết tin có đoàn của phòng giáo dục huyện xuống kiểm tra các cô phải đến từng nhà từng em học sinh để vận động các em đi học. Các cô dặn mai các em mặc đồng phục đi học nhé. Một phụ huynh học sinh quát cô giáo: - Cô giáo ơi đéo được đâu, nếu mặc đẹp đi học thì nhiều thằng đến cho tiền nó nghĩ nhà tao có đủ ăn nó không cho tiền và quà thì sao. Cô giáo năn nỉ mặc một ngày thôi, không phòng kiểm tra tưởng cô giáo giữ đồng phục không phát mà bán thì sao. - Thì kệ thôi tao phải lấy tiền của người Kinh chứ.
Ba câu chuyện trong vô vàn câu chuyện về đồng bào, không có danh xưng, không địa điểm bởi nó là những câu chuyện phổ biến, gặp bất cứ đâu....có dấu chân của các đoàn từ thiện.
No comments:
Post a Comment