2016/10/27

KẾT QUẢ VÒNG ĐÀM PHÁN THỨ 6 VIỆT NAM - VATICAN: ĐỀ NGHỊ QUAN TRỌNG VẪN ĐANG ĐƯỢC ĐỂ NGỎ


Từ ngày 24 - 26/10/2016, tại Vatican cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã diễn ra. Sau 03 ngày làm việc trong trong bầu không khí thân mật, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau, hai bên đã ra Thông cáo chung ghi nhận thành công của cuộc họp cũng như những nội dung mà hai phái đoàn sẽ phải ghi nhớ để thực hiện trong thời gian tới. Xem thêm: tại đây
Đại diện 02 bên trong cuộc gặp vừa qua (Nguồn: Internet). 

Theo đó, hai bên tiếp tục thống nhất, bày tỏ sự hài lòng lẫn nhau trong việc ứng xử, tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình và những vấn đề cụ thể liên quan giáo hội Công giáo Việt Nam. Cụ thể: 
"Phía Việt Nam tái khẳng định sự cải tiến liên tục và cụ thể trên bình diện lập pháp và chính trị liên hệ tới sự thăng tiến và bảo vệ tự do tín ngưỡng và tôn giáo của các công dân, cũng như sự khuyến khích và liên tục tạo điều kiện dễ dàng cho sự dấn thân tích cực của Giáo Hội Công Giáo trong chính nghĩa quốc gia phát triển xã hội và kinh tế.
Tòa Thánh, khi tái khẳng định tự do của Giáo Hội trong việc thi hành sự mạng của mình để mưu ích cho toàn thể xã hội, đã bày tỏ sự hài lòng với chính phủ Việt Nam vì đã quan tâm đến các nhu cầu của Giáo Hội Công Giáo, như việc khánh thành Học Viện Công Giáo mới đây và giúp tổ chức các buổi lễ và các biến cố quan trọng của Giáo Hội.
Hai bên thỏa thuận rằng Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam sẽ tiếp tục lấy hứng từ giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến việc thực hành "sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc" và đồng thời là các tín hữu Công Giáo tốt và công dân tốt. Trong khi tái khẳng định rằng ĐGH Phanxicô nồng nhiệt quan tân đến sự phát triển các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, Tòa Thánh cầu mong cộng đồng Công Giáo có thể tiếp tục cống hiến sự đóng giúp quí giá bằng cách cộng tác với các tác nhân khác trong xã hội Việt Nam, và phù hợp với luật pháp liên hệ, để phát triển đất nước và thăng tiến công ích". 
Đánh giá về thành công thứ nhất trong cuộc gặp song phương lần thứ 6 này giữa Việt Nam - Vatican, Fanpage Người Công giáo đã viết như sau: "Mặc dù đây không phải là những nội dung mới được hai bên tiến tới thống nhất mà thực chất đã được nói đến trong hầu hết các vòng đàm phán trước đây. Nhưng, với giáo hội Công giáo Việt Nam và giới chức Việt Nam thì đây là điều hết sức quan trọng! Lâu nay, với những biến động thiếu tích cực xảy ra liên quan đạo Công giáo tại Việt Nam thì giới chức nhiều nước và các tổ chức nhân quyền luôn xem đấy là những cái cớ để nói rằng ở Việt Nam không có tự do tôn giáo. Nước Mỹ cũng đã từng vin vào điều này để liên tục đưa ra các dự luật chống lại Việt Nam hoặc đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về Nhân quyền (CPC).

Điều này cũng là một căn cứ quan trọng để phản biện lại luận thuyết của một số chức sắc trong nước cho rằng "cần phải dấn thân vào con đường chính trị" bằng mọi giá mà không chăm lo, thực hiện nghĩa vụ của một người công dân có đạo: "Trong khi tái khẳng định rằng ĐGH Phanxicô nồng nhiệt quan tân đến sự phát triển các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, Tòa Thánh cầu mong cộng đồng Công Giáo có thể tiếp tục cống hiến sự đóng giúp quí giá bằng cách cộng tác với các tác nhân khác trong xã hội Việt Nam, và phù hợp với luật pháp liên hệ, để phát triển đất nước và thăng tiến công ích". 

Người viết hoàn toàn đồng tình với ý kiến này! 

Tuy nhiên, điều đáng nói là hội nghị này vẫn chưa đạt được những thỏa thuận quan trọng mà theo nhiều người là mục tiêu hàng đầu mà cả hai bên hướng đến trong hội nghị song phương lần này. Về điều này, bản Thông cáo đã thể hiện như sau: "Hai bên nhìn nhận sự tiến bộ trong quan hệ Việt Nam - Tòa Thánh, kể cả những tiếp tục và tham khảo đều đặn, trao đổi các phái đoàn cấp cao, và những cuộc viếng thăm thường xuyên tại Việt Nam của Đại diện Tòa Thánh và Đặc Phái Viên không thường trú, Đức TGM Leopoldo Girelli".

Như vậy, có thể hiểu việc nâng cấp quan hệ từ cơ chế Đặc phái viên không thường trú lên Thường trú và tiến tới thiết lập Đại sứ quán ở mỗi bên đã chưa đạt được sự thống nhất cụ thể nào. Và đương nhiên, vấn đề này sẽ tiếp tục được đề cập đến, nêu lên tại vòng đàm phán thứ 7 dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội trong thời gian tới: "Hai bên đã đồng ý triệu tập cuộc gặp gỡ thứ 7 của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà Nội. Ngày gặp gỡ sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao"(Trích nội dung Thông cáo). 

Và theo cách lí giải của blog Mõ Làng trong bài viế* Quan hệ Việt Nam - Vatican: Khi nào gió đổi chiều? thì nguyên nhân việc nâng cấp quan hệ ngoại giao vẫn chưa được thực hiện chủ yếu do phía Vatican. Họ vẫn chưa chịu thực hiện những phương cách mà theo đó nó sẽ giúp cho cả hai bên xóa bỏ những mặc cảm không hay đã diễn ra trong quá khứ bằng những hành động cụ thể trong hiện tại. Hay nói cách khác, Tòa thánh vẫn chưa thực sự quyết liệt trong xử lý mạnh tay với biến cố tiêu cực và những tác nhân gây nên nó: "Và có lẽ dưới góc nhìn có vẻ thiện cận của Mõ thì nên chăng bắt đầu từ Giáo phận Vinh với những cái tên như Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục (xin thưa đây chỉ là những gợi ý của Mõ chứ, Tòa thánh không nhất thiết nghe và làm theo kẻo khó xử...)". 

Tin chắc rằng, phía Việt Nam vẫn chưa thể "xuống nước" chừng nào Tòa thánh vẫn khăng khăng giữ những quan điểm riêng của mình cho những vấn đề tiêu cực, bất cập cũng như khước từ những lời đề nghị của phía Việt Nam! 

An Chiến

No comments:

Post a Comment