Trong chương trình làm việc của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV khai mạc hôm 20/10 vừa qua, một trong những nội dung của kỳ họp này là Quốc hội xem xét thông qua dự thảo nghị quyết về Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Ngay sau khi thông tin về chương trình kỳ họp được công bố, đám Hội đồng liên tôn đã nhảy dựng lên với hành động công kích quen thuộc đó là chúng đã cho ra bản “kháng thư” để “bác bỏ hoàn toàn Luật tín ngưỡng, tôn giáo”. Nội dung của cái bản kháng thư này hoàn toàn không có cơ sở, xuyên tạc trắng trợn vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam: “Trong khóa họp từ ngày 20-10-2016, Quốc hội Cộng sản Việt Nam có thể sẽ phê chuẩn Dự luật Tín ngưỡng Tôn giáo mà Ban Tôn giáo Chính phủ đã phác thảo nhiều lần từ đầu năm 2015 tới nay. Luật này đúc kết kinh nghiệm đối phó với các Giáo hội kể từ Pháp lệnh Tôn giáo năm 2004, nâng cao mức độ cưỡng bức của chính sách đàn áp tôn giáo từ nhà cầm quyền, và đáp ứng mưu đồ kiểm soát chặt hơn đối với các Giáo hội đang ngày càng tích cực đòi hỏi các quyền tự do cho mình và cho Dân.”
Tìm hiểu về vấn đề này chúng ta có thể xem xét ở các khía cạnh sau:
Trước hết, điểm danh những nhân vật được cho là thành viên của Hội đồng liên tôn và là những người ký tên để đưa ra cái bản “kháng thư” phi lý này? Đó chính là: Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Lê Ngọc Thanh; Thích Không Tánh… Đây là những kẻ đã có nhiều hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo tiến hành chống phá nhà nước ta. Không chỉ núp dưới vỏ bọc chiếc áo thầy tu để hoạt động lợi dụng tôn giáo mà những vị giáo sĩ này còn là những thành viên cốt cán của “phong trào dân chủ Việt”. Thậm chí, chính những kẻ mang danh tôn giáo này lại không muốn nằm trong sự quản lý của hệ thống tôn giáo mình và cũng không chịu hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Có thể nói, cái Hội đồng liên tôn chỉ là một đám ô hợp mà thôi.
Bởi thế mới dễ lý giải vì sao chúng luôn tung ra những “kêu gọi”, “kháng thư” để lên án chính quyền vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Và cái kháng thư lần này cũng không phải là ngoại lệ. Điểm chung là tất cả các bản kháng thư mà đám Hội đồng liên tôn này đưa ra đều phản ánh sai sự thật về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, bóp méo, thổi phồng các sự việc có liên quan đến tôn giáo. (Có thể tham khảo các bài viết:http://www.nhanquyenvn.com/2016/09/luan-dieu-pha-hoai-cua-dam-ran-khi-ra-khang-thu-ve-di-doi-chua-lien-tri.html;http://www.nhanquyenvn.com/2016/01/dau-nam-ma-cai-mom-cua-cai-hoi-dong-lien-ton-da-co-mui-roi.html)
Ở một khía cạnh khác, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Từ nhận thức đúng đắn đó, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đi vào khuôn khổ, phù hợp với quyền lợi chính đáng của công dân, phù hợp với luật pháp quốc tế về vấn đề tôn giáo. Điều đó đã làm lành mạnh hoá các quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của tín đồ và tổ chức tôn giáo, vì lợi ích chung của toàn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế. Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, thực hiện đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Tuy nhiên, qua tổng kết thực hiện pháp luật liên quan đến các văn bản quy định về tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn những bất cập, chưa phù hợp tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và có những vấn đề phức tạp phát sinh. Để khắc phục những hạn chế đó, cần thiết phải ban hành luật tín ngưỡng, tôn giáo để ghi nhận, đảm bảo, xác định các biện pháp cụ thể để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam, người bị hạn chế quyền công dân, người có quốc tịch nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, người không có quốc tịch theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam.
Từ các khía cạnh đó cho thấy, hành động ra bản kháng thư công kích việc ban hành Luật tín ngưỡng tôn giáo là một hành động phá hoại mà thôi.
Công Mẫn
No comments:
Post a Comment