2016/10/31

FACEBOOKER SHARMA RACHANA ĐÃ VẠCH RÕ BỘ MẶT THẬT CỦA BỌN LƯU MANH CHÍNH TRỊ CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC

Bồ Công Anh


Có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua, việc những kẻ mang danh nghĩa là những kẻ đội lốt dân chủ, những kẻ lưu manh chính trị lợi dụng những sự kiện quan trọng của đất nước cũng như những vụ việc được dư luận quan tâm để thực hiện chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc chống phá chính quyền, gây rối an ninh trật tự không còn là câu chuyện xa lạ đối với dư luận và người dân trong suốt thời gian vừa qua.
Bản chất thực sự của lũ dân chủ cuội!
Đặc biệt là trong thời gian qua khi mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang cùng nhau chung tay khắc phục những hậu quả mà công ty Formosa gây ra tại các tỉnh miền Trung cũng như những thiệt hại mà thiên tai, lũ lụt đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đồng bào các tỉn miền Trung, trong khi đó có một bộ phận những kẻ đội lốt dân chủ đã xem đó như là “miếng mồi” để cho chúng thực hiện chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc chống phá đất nước. Là một công dân Việt Nam đã và đang sinh sống tại mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, Bồ Công Anh vô cùng bức xúc trước hành động của một số kẻ đội lốt dân chủ trên cũng như một bộ phận những kẻ mang danh nghĩa là nhân sĩ, trí thức cấp tiến cũng như đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Có thể khẳng định rằng, bản chất của những kẻ đội lốt dân chủ, “đục nước béo cò” này cũng sẽ sớm bị vạch rõ bộ mặt thật mà thôi.
Để làm sáng tỏ điều này, Bồ Công Anh xin được đăng tải lại nội dung bài viết của tác giả Facebook Sharma Rachana đã đăng tải với tựa đề “Lụt miền Trung cơ hội cho bọn lưu manh chính trị chống phá đất nước”để mọi người hiểu rõ bản chất của những phương tiện truyền thông “dân chủ” và những kẻ chống phá đất nước lâu nay. 
                                        -------------------
“Áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh đã gây ra mưa lớn kỷ lục trên địa bàn các tỉnh từ Nghệ an đến Huế. Riêng Quảng Bình, lượng mưa đo được tại trạm Đồng Hới lên đến 747 mm, cao nhất trong lịch sử quan trắc ở tỉnh này.
Mưa lớn, khiến lũ đầu nguồn về ồ ạt buộc các đập thủy điện phải xả lũ để tránh vỡ đập. Trong tình huống ngặt nghèo giữa thiệt hại lớn và thiệt hại cực lớn đương nhiên phải chọn cái ít thiệt hại hơn. Việc thông báo trước để người dân sơ tán là điều đương nhiên, nhưng với điều kiện phải dự đoán chính xác mưa ngày nào, lượng mưa bao nhiêu để tính toán thời điểm xả lũ hợp lý. Đây là yêu cầu không tưởng không chỉ đối với ngành khí tượng Việt Nam mà cả thế giới cũng chưa nước nào làm được.
Miền trung có địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông, nơi một bên là núi một bên là biển, cao phía Tây và thấp dần về phía Đông. Ai đã từng đi qua đèo Hải Vân sẽ thấy rõ điều này. Địa hình trông giống như tấm ván kê một đầu lên cao(bên Tây) còn một đầu để thấp(bên Đông). Khi đổ nước ở đầu cao(mưa lớn đầu nguồn) thì nước sẽ chảy về đầu thấp, độ nghiêng càng lớn thì nước chảy càng nhanh và cũng rút nhanh tương ứng. Đây chính là hiện tượng lũ quét và lũ ống thường thấy ở những vùng có địa hình đồi núi.
Không giống như miền Tây nơi địa hình bằng phẳng, các con sông đều rất lớn và dài hàng ngàn km nên lũ thường lên chậm và rút cũng chậm nên chẳng ai làm thủy điện ở đây cả. Địa hình miền trung không chỉ dốc nghiêng mà còn ngắn, nơi hẹp nhất chỉ khoảng 40km(Quảng Bình) khiến cho hiện tượng lũ quét càng trở nên nguy hiểm và đáng sợ hơn.
Lúc này các đập thủy điện có vai trò như một vật chắn kìm hãm tốc độ dòng chảy, hạn chế lũ quét, lũ ống trong mùa mưa và giữ lại nước trong mùa khô. Nếu không có đập thủy điện thì tất cả sẽ bị trôi tuột và mọi thứ sẽ bị lũ cuốn phăng ra biển trên đường đi của nó, còn mùa khô thì sẽ khô kiệt vì nước đã rút hết. Trong điều kiện rừng đầu nguồn bị tàn phá thì thiệt hại còn kinh hoàng hơn nữa.
Tuy nhiên, năng lực chứa của mỗi đập là hữu hạn, nước khi tích đầy sẽ tự động vượt qua mặt đập chảy xuống dưới đây gọi là đập tràn. Đối với đập thủy điện, khi tích đủ nước thì buộc phải mở cửa đáy để thoát nước gọi là xả lũ, tức là nước vào bao nhiêu phải cho thoát ra bấy nhiêu, nếu không sẽ vỡ đập lúc đó thiệt hại không chỉ là mấy chục người chết như hiện nay mà sẽ là hàng chục ngàn người.
Lịch sử từng ghi nhận những vụ vỡ đập kinh hoàng trên thế giớ như vỡ đập Machchu ở Morbi Ấn Độ năm 1979 khiến ít nhất 15 ngàn người thiệt mạng. Còn tại Mỹ, vụ vỡ đập South Fork xảy ra năm 1889 đã đi vào lịch sử nền kinh tế số 1 thế giới với 2.209 người thiệt mạng. Miền trung năm nào cũng có lũ, nhưng năm nay là lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, chuyện thiệt hại nhân mạng và tài sản là chuyện chẳng đặng đừng khi có thiên tai, thảm họa. Trong khi các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc giúp đỡ người dân vùng lũ, thì dám lưu manh chính trị và con buôn dân chủ với não trạng chống phá nhà nước bấy lâu lại coi đây là cơ hội vàng để lên án, đả kích chính quyền, khuých trương thanh thế và danh tiếng.
Sau những bài viết với những câu từ sáo rỗng tỏ vẻ thương sót nạn nhân vùng lũ và không quên lồng ghép các nội dung chống phá nhà nước là danh sách dài số tài khoản kêu gọi quyên góp khắp nơi. Không khó để nhận ra các bộ mặt nhẵn thít như đít thớt trên khắp các diễn đàn chống cộng trong nước, lẫn hải ngoại đứng ra quyên góp 'vì miền trung ruột thịt'. Ruột thịt đâu không thấy chỉ thấy rặt một đám lưu manh và ô hợp béo lên từng ngày. Để tăng thêm tính thuyết phục, chúng bắt đầu tìm kiếm nạn nhân để đưa lên đoạn đầu đài và xúi giục đám đông ném đá. Nếu trước đây là Tân Hiệp Phát, là Formosa thì nay thủy điện Hố Hô có vẻ sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo cho bọn phản động dùng làm công cụ chống phá nhà nước.
Điều này nghe có vẻ lạ lẫm cho nhiều người, nhưng nếu theo dõi lũ lưu manh chính trị và con buôn dân chủ này đủ lâu thì sẽ thấy đây đều là sách vở, thủ đoạn được huấn luyện từ các chuyên gia lật đổ phương Tây. Đó là thủ đoạn khoáy động dư luận, tạo biểu tượng ác quỷ để tập hợp đám đông ném đá từ đó biến họ thành công cụ phục vụ cho mục đích bạo loạn và lật đổ.
Điều này giải thích tại sao cả trăm tấn cá hồ Tây chết sạch trong một ngày mà không có một 'nhà dân chủ đường phố' nào xuống đường biểu tình, đơn giản vì chúng không tìm thấy bất kỳ mục tiêu khả dĩ nào, có thể trở thành nạn nhân cho chúng xúi giục đám đông ném đá chứ chẳng phải là vì môi trường như chúng vẫn rêu rao. Điều này cũng giống như trước khi xua quân xâm lược Iraq và Lybia truyền thông phương Tây đã ra sức tô vẽ Saddam Hussein và Gaddafi như những ác quỷ để tạo dư luận và sai khiến đám đông để rồi khi lật đổ thành công chúng lại rỏ vài giọt nước mắt cá sấu tỏ vẻ hối tiếc và xin lỗi. Đám đông như thường lệ, với não trạng bầy đàn cố hữu vẫn cứ bị xỏ mũi hết lần này đến lần khác và tiếp tục trở thành quả bóng cho bọn truyền thông và đám con buôn dân chủ lẫn lưu manh chính trị tung hứng, trục lợi.”’

P/S: Nếu là bạn, bạn sẽ nghĩ gì về những hành động của bọn lưu manh chính trị chống phá đất nước?

No comments:

Post a Comment