Mr. Toạc
Vụ biểu tình ở Formosa cũng đã tạm lắng xuống, mặc dù nó vẫn còn rất âm ỉ trong đời sống của bà con giáo dân ở các giáo phận xung quanh khu vực này. Sở dĩ chưa thể cuộc biểu tình này chưa thể tắt hẳn được vì nhiều người vẫn chưa hiểu việc làm của mình là đúng hay sai, và cũng vì một lý do khác. Đó chính là những lời lẽ mị dân của chính những kẻ kích động cuộc biểu tình này và những kẻ đã cổ súy cho nó trên mạng xã hội và báo chí nước ngoài trong suốt thời gian qua.
Với những ai đã đọc, hoặc xem những đoạn clip ở trên mạng về cuộc biểu tình hơn 10000 người ở Formosa đều nhận ra một cảnh tượng: Một vị trong trang phục của linh mục Thiên chúa giáo đứng ngay gần đám đông, liên tục hô hào bà con cái gì đó, trong khi các giáo dân đang liên tục la hét đòi đập phá, thậm chí sẵn sàng cà khịa với lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự.
Kẻ chủ chăn Trần Đình Lai... |
Với những người không hiểu biết, họ dễ lầm tưởng rằng đây là một vị linh mục đáng kính nào đó đang kêu gọi giáo dân của mình hãy bình tĩnh hành xử. Họ tỏ ra là con người cực kỳ ôn hòa, thực hiện đúng tính chất của cuộc biểu tình là “bất bạo động”. Họ xuất hiện như là một người đứng ra hòa giải giữa giáo dân và chính quyền, tỏ ra là những người rất am tường pháp luật và kiềm chế, điều khiển cuộc biểu tình tránh để nó trở thành một cuộc bạo động đập phá. Họ cũng xuất hiện như là những con người yếu đuối tay không một tấc sắt trước những khiên, những dùi cui của công an bảo vệ. Điều này làm cho bà con giáo dân cảm thấy ấm lòng và tin tưởng vào cuộc biểu tình cũng như các chủ chăn biết bao.
Thế nhưng mấy ai trong số giáo dân đang biểu tình kia biết rằng, họ đang bị dắt mũi bởi chính những kẻ đang phá hoại cuộc sống của họ. Trần Đình Lai, chính là một kẻ như thế. Là một linh mục ở giáo phận Kỳ Anh, nơi trực tiếp đặt nhà máy của Formosa Hà Tĩnh, và cũng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa môi trường ở các tỉnh ven biển miền Trung tháng 6 vừa qua, nhưng ông ta không tỏ ra là một người thương những con chiên dưới quyền quản lý của mình. Thay vì cùng các con chiên giúp đỡ nhau phối hợp với chính quyền giải quyết hậu quả của sự cố môi trường, ông ta lại phá hoại thêm cuộc sống vốn đã nhiều khốn khó của bà con ngư dân và giáo dân ở vùng biển này.
Một mặt, Trần Đình Lai, dưới sự chỉ đạo của tên giám mục phản quốc Nguyễn Thái Hợp, luôn có những hành động kích động bà con đi biểu tình, đòi đuổi Formosa ra khỏi đất nước. Âm mưu của hắn không gì khác là sử dụng thần quyền và giáo lý để đẩy bà con vào thế buộc phải đi biểu tình, khoét sâu những mâu thuẫn vốn có giữa bà con tín đồ và chính quyền mà hắn đã tạo ra. Đó sẽ là lực lượng mà hắn sử dụng để đối trọng với chính quyền, trở thành lực lượng chống phá những nỗ lực của các cấp ngành chức năng không chỉ trong sự cố môi trường mà trong mọi việc. Nếu như thực sự có những động thái từ phía các cơ quan chức năng, thì hắn sẵn sàng lu loa lên rằng đó là đàn áp tự do tôn giáo. Ngay lập tức các con rận cả trong và ngoài nước sẽ thi nhau cắn xé, mổ xẻ, rồi các tổ chức phản động sẽ thừa cơ để kích động thêm, xuyên tạc tình hình đất nước. Cái mà những kẻ như Trần Đình Lai nhận được không gì khác là những đồng bạc kếch xù từ nước ngoài chuyển về.
... rất sợ phải chịu trách nhiệm cho những cuộc bạo động như thế này |
Mặt khác, trong cuộc biểu tình, Trần Đình Lai lại phải đứng ra để chỉ đạo trực tiếp để tránh cuộc biểu tình trở thành một cuộc đốt phá và bạo động đẫm máu, điều này không có lợi cho hắn. Thứ nhất, một khi đã có những hành động đốt phá tài sản của giáo dân đối với nhà máy Formosa thì sẽ không có lợi cho hắn. Đó sẽ không còn là cuộc biểu tình bất bạo động và ôn hòa như các nhà rận chủ và các tổ chức chống phá mong muốn nữa, mà nó sẽ thực sự là một cuộc chiến mà phần hại sẽ về hắn nhiều hơn. Nếu bà con đập phá tài sản của Formosa, đương nhiên là chính quyền và công an hoàn toàn có lý do để sử dụng những biện pháp mạnh để trấn áp, vì thế cũng mất luôn mục đích ban đầu là công kích lực lượng chức năng, hòng lợi dụng sự thiếu kiềm chế của họ để xuyên tạc về tình hình cuộc biểu tình. Thứ hai là, rút kinh nghiệm từ vụ bạo động ở Bình Dương năm 2014, các chủ chăn và những kẻ chuyên kích động hiểu rằng, nếu để biểu tình biến thành bạo loạn thì người phải chịu trách nhiệm lớn nhất chính là họ. Do đó, để bảo toàn danh tiếng, chắc chắn phải đảm bảo không để xảy ra bạo loạn.
Bản chất vừa ăn cướp vừa la làng của Trần Đình Lai và những kẻ đồng bọn đã lộ rõ. Tuy nhiên với quyền lực đại diện của tôn giáo trong tay, hắn vẫn đang nhởn nhơ và nguy cơ một cuộc bạo động thực sự chắc chắn còn tồn tại. Mong rằng bà con giáo dân hãy tỉnh táo, đừng để lòng kính chúa và sự tôn giáo của mình bị những kẻ mang danh tôn giáo lợi dụng để phục vụ những lợi ích thấp hèn của chúng. Những kẻ như Trần Đình Lai chắc chắn sẽ phải chịu bản án nghiêm khắc không chỉ của pháp luật mà của chính Chúa trời dành cho những đứa con đã phản bội lại những lý tưởng của ngài
No comments:
Post a Comment