2016/09/30

TÒA ÁN VIỆT NAM KÉM LẮNG NGHE – MỘT CÁI NHÌN PHIẾN DIỆN

Câu chuyện 600 ngư dân giáo xứ Phú Yên nộp đơn khởi kiện Formosa mấy ngày qua đang được đám dân chủ cùng các lá cải lề trái đưa lên thành tiêu điểm của “phong trào dân chủ”. Được sự hậu thuẫn về tài chánh của cờ vàng hải ngoại, được sự dụ dỗ của các vị chủ chăn mất nết, sự giúp sức về mặt pháp lý của các luật sư “ít tài nhiều tật” và sự tung hô của các anh hùng bàn phím lá cải thì câu chuyện tiếp tụng nóng lên.
Giáo dân tụ tập trước Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh
Giáo dân tụ tập trước Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh
Trong số các quan điểm ủng hộ những hành vi gây mất an ninh trật tự của các giáo dân Phú Yên tuần qua, đó là sự lên tiếng của luật sư Ngô Ngọc Trai với tiêu đề bài viết trên BBC tiếng Việt “Tòa án Việt Nam kém lắng nghe?” hôm 27/9 vừa qua. Dưới con mắt của vị luật sư này thì cái “kém lắng nghe” của Tòa án Việt Nam thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, việc tiếp nhận đơn kiện Công ty Formosa đã gây thiệt hại cho môi trường biển miền Trung. Trong khi có tới 600 giáo dân ở tỉnh Nghệ An đã vượt quãng đường dài 200km đến gửi đơn kiện tại Tòa án thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có khu công nghiệp gang thép Formosa - thủ phạm gây ra thảm họa cá chết ở biển miền Trung thì Tòa án cho giáo dân đứng ngoài mà không cho vào để nộp đơn. Vị luật sư này không quên khi đưa ra những thông tin đầy nghi hoặc cho quần chúng“Tòa án huyện Kỳ Anh hẳn là chẳng mong muốn tiếp nhận một vụ kiện phức tạp như vụ kiện Formosa. Cho nên phải sau một hồi đấu tranh thì cổng tòa mới được mở để người đi nộp đơn kiện vào làm việc. Và đến cuối ngày 26/9 tòa án đã tiếp nhận một số đơn kiện của bà con ngư dân.”.
Trước hết, Tòa án là nơi trang nghiêm để thực hiện công lý không phải là cái chợ để ai muốn đến đó làm gì thì làm, trong khi đó, với một đơn khởi kiện mà kéo 600 người đến trước cổng tòa để gây áp lực cho Tòa án, gây mất an ninh trật tự tại Tòa thử hỏi những con người đó có còn ý thức tôn trọng pháp luật hay không? Hơn nữa, Tòa án có trách nhiệm tiếp nhận đơn, thư của công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà Nhà nước giao. Trong quá trình đó thì có rất nhiều đơn thư của công dân cũng cần phải giải quyết. Vì vậy, đòi hỏi phải có một trình tự tiếp nhận nhất định trong khi số lượng cán bộ tòa án có hạn chứ không phải ai muốn nộp đơn cũng được giải quyết ngay. Đặc biệt, đối với các luật sư thì công việc thường xuyên chứng kiến nỗi vất vả của tòa án các cấp nhưng lại không chịu thấu hiểu mà lại hướng lái câu chuyện sang chiều hướng tiêu cực đó là “do Tòa án không chịu lắng nghe”. Điều này cho thấy, Ngô Ngọc Trai đang hùa theo đám dân chủ để cổ vũ cho những hành vi gây mất an ninh trật.
Hai là, từ vụ việc trên, Ngô Ngọc Trai đã đưa ra một cáo buộc hết sức thiếu khách quan về việc tòa án cản trở không cho người dân vào tham dự phiên tòa “Ví như tình trạng người dân bị cản trở không được vào tham dự phiên tòa xét xử công khai. Đó là việc bảo vệ cổng tòa án lấy lý do đảm bảo an ninh trật tự không cho người dân vào tham dự phiên tòa.”. Điều này hoàn toàn không hợp lý. Hàng năm tòa án các cấp đã tổ chức hàng nghìn vụ xét xử lưu động để nâng cao ý thức pháp luật của người dân, trong đó có cả những vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận quan tâm. Còn đối với những vụ án xử trong phòng xử án của Tòa án thì nhiều vụ án số lượng người tham gia quá lớn, để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, Tòa án đã tổ chức bác loa, căng rạp để người dân có thể thuận tiện theo dõi phiên tòa bên ngoài phòng xử án. Và một vấn đề, tòa án là nơi trang nghiêm, việc đảm bảo an ninh trong quá trình xét xử là điều cần thiết và bất kể quốc gia nào trên thế giới cũng đều làm không riêng Việt Nam.
Ba là, vị luật sư này còn cho rằng “Tình trạng kém lắng nghe của ngành tòa án còn thể hiện ở việc, tại những phiên tòa luật sư hay bị ngắt lời khi đặt câu hỏi và trình bày các lập luận. Tình trạng kém lắng nghe của ngành tòa án còn thể hiện ở việc, tại những phiên tòa luật sư hay bị ngắt lời khi đặt câu hỏi và trình bày các lập luận. Thẩm phán chủ tọa thường lấy quyền điều khiển phiên tòa của mình để cản trở luật sư làm rõ các tình tiết của vụ án.”. Vấn đề này có lẽ hơn ai hết các luật sư phải biết rõ nguyên nhân tại sao. Hội đồng xét xử sẽ nhân danh Nhà nước để xét xử vụ án một cách công bằng, công tâm, khách quan. Hội đồng xét xử phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Hơn nữa, trong phiên tòa cần phải đảm bảo diễn ra theo một trật tự nhất định. Và việc điều khiển, duy trì trật tự này thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Khoản 2 Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Mọi người trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa”. Vì vậy, nhận định của Ngô Ngọc Trai hoàn toàn là chủ quan không có căn cứ.
Công Mẫn

No comments:

Post a Comment